Lâm Đồng ghi nhận liên tiếp 2 vụ ngộ độc thực phẩm với tổng 64 người mắc
Vụ ngộ độc thực phẩm liên quan đến tiệc cưới
Vào lúc 17h, ngày 26/5, Khoa khám cấp cứu - Trung tâm Y tế huyện Di Linh có tiếp nhận một số bệnh nhân với triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, nôn, buồn nôn, một số có sốt và nhức đầu. Qua thăm khám lâm sàng và khai thác bệnh sử, bác sĩ trực nhận định ban đầu là các bệnh nhân rối loạn tiêu hóa nghi bị ngộ độc thực phẩm.
Ngay sau khi nhận được thông tin trên, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm Y tế và Phòng Y tế huyện Di Linh tiến hành điều tra, xác minh. Kết quả ghi nhận tổng số bệnh nhân đến khám và điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Di Linh và các Trạm Y tế trên địa bàn huyện tính đến 8 giờ ngày 29/5 là 49 bệnh nhân, tất cả các bệnh nhân trên đều đã được khám, nằm theo dõi điều trị. Trong đó, bệnh nhân nhập viện đầu tiên vào lúc 17 giờ ngày 26/5; triệu chứng lâm sàng của các ca bệnh: đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, một số có biểu hiện sốt nhẹ, nhức đầu.
Tất cả các bệnh nhân đều có liên quan đến bữa tiệc cưới của gia đình bà K.D (thôn Krọt Dòng, xã Bảo Thuận, Di Linh) tổ chức vào trưa ngày 25/5 tại gia đình với số lượng khoảng 540 người. Bữa tiệc được dịch vụ nấu ăn lưu động (địa chỉ thôn Krọt Dòng, xã Bảo Thuận, Di Linh) nấu cung cấp.
Thực đơn bữa ăn: Tứ vị, gỏi bò; heo rừng hấp sả, bò nhúng dừa, khổ qua; gà chiên mắm, xôi ngọt; tôm nhảy, lẩu hải sản, rau câu. Đồ uống do gia đình tự phục vụ (rượu trắng, nước ngọt và bia).
Các bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn tiêu hóa nghi ngộ độc thực phẩm và được điều trị bằng bù dịch điện giải, kháng sinh... Ghi nhận đến 8 giờ ngày 29/5, đã xuất viện 19 người, còn 30 bệnh nhân đang tiếp tục được theo dõi điều trị (tất cả đều ổn định, tỉnh táo, tiếp xúc tốt).
Kết quả điều tra cơ sở dịch vụ nấu ăn lưu động phục vụ tiệc cưới tại gia đình bà K.D, cơ sở đã xuất trình được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm.
Đoàn điều tra tiến hành lấy 3 mẫu bệnh phẩm; 1 mẫu xôi ngọt do Trung tâm Y tế huyện Di Linh lấy được tại gia đình tổ chức tiệc cưới còn sót lại được bảo quản trong tủ lạnh.
Kết luận đây là vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại huyện Di Linh, có liên quan đến bữa ăn tại tiệc cưới được dịch vụ nấu ăn lưu động cung cấp. Thức ăn gây ngộ độc chưa rõ thức ăn nguyên nhân hiện đang chờ kết quả xét nghiệm.
Vụ ngộ độc thực phẩm do ăn phải nấm độc hái trên rừng
Lúc 20h, ngày 26/5, tại Trung tâm Y tế huyện Di Linh có tiếp nhận thông tin một số bệnh nhân ở xã Sơn Điền vào Trạm y tế xã với triệu chứng đau bụng quặn từng cơn kèm theo nôn ói và tiêu chảy nhiều lần, tức ngực, có 2 bệnh nhân có triệu chứng co giật.
Ngay sau khi nhận được thông tin trên, Trung tâm Y tế huyện Di Linh đã cử 2 xe cấp cứu, 2 bác sĩ và 2 điều dưỡng vào hỗ trợ và chuyển bệnh nhân ra Trung tâm Y tế để tiếp tục điều trị. Qua thăm khám lâm sàng và khai thác bệnh sử, bác sỹ trực nhận định ban đầu là các bệnh nhân rối loạn tiêu hóa nghi bị ngộ độc nấm rừng.
Nhận được thông tin trên, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh phối hợp với Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm Y tế và Phòng Y tế huyện Di Linh tiến hành điều tra, xác minh kết quả như sau: Tổng số bệnh nhân đến khám và điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Di Linh và Trạm Y tế trên địa bàn là 15 bệnh nhân (12 bệnh nhận điều trị tại Trung tâm Y tế huyện, 3 bệnh nhận tại Trạm Y tế), tất cả các bệnh nhân trên đều đã được khám, nằm theo dõi điều trị.
Tới thời điểm 8h ngày 29/5, có 2 bệnh nhân được chuyển viện lên Bệnh viện Đa khoa II Lâm Đồng (TP Bảo Lộc), 8 bệnh nhân vẫn đang được điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Di Linh và 5 ca đã được xuất viện. Người nhập viện đầu tiên vào lúc 8 giờ ngày 26/5 (vào Trạm Y tế xã Sơn Điền).
Tất cả các bệnh nhân đều có liên quan đến việc ăn nấm do gia đình ông K’Bet (cư trú tại thôn Jang Pàr, xã Sơn Điền, huyện Di Linh) đi hái trên rừng về và phân phát cho 7 gia đình khác trong cùng một họ sống gần nhau. Số người ăn 15 người (thuộc 8 gia đình khác nhau). Sau khi ăn 30 phút, các bệnh nhân đều có triệu chứng tức ngực, nôn ói, tiêu chảy, có 2 bệnh nhân có triệu chứng co giật.
Triệu chứng lâm sàng các ca bệnh: Tức ngực, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, co giật. Các bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn tiêu hóa nghi ngộ độc nấm.
Trung tâm Y tế huyện Di Linh đã lấy được mẫu nấm rừng do gia đình tự hái được các bệnh nhân sử dụng (nấm mũ khía nâu xám).
Kết luận đây là vụ ngộ độc thực phẩm do ăn phải nấm độc hái trên rừng xảy ra tại thôn Jang Pàr, xã Sơn Điền, huyện Di Linh. Nguyên nhân do độc tố của nấm rừng (nấm mũ khía nâu xám).
Khuyến cáo người dân phòng chống ngộ độc thực phẩm
Thông báo rộng rãi cho người dân liên quan đến 2 vụ ngộ độc thực phẩm này đến ngay cơ quan y tế khi có biểu hiện ngộ độc thực phẩm.
Đối với các gia đình ăn nấm rừng liên quan vụ ngộ độc được ngành Y tế yêu cầu tiêu hủy ngay lượng nấm rừng còn sót lại. Tuyệt đối không sử dụng các loại nấm rừng lạ khi không nhận biết được tính an toàn khi sử dụng. Đối với Phòng Y tế, Trung tâm Y tế các huyện, thành phố tiếp tục cập nhật, theo dõi và điều trị các ca rối loạn tiêu hóa, nghi bị ngộ độc nấm rừng mới có liên quan tới bữa ăn trên và báo cáo ngay về Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Lâm Đồng. Tăng cường thông tin, tuyên truyền kiến thức về phòng, chống ngộ độc do nấm đến tận hộ gia đình, những người ở trên nương rẫy, ở sâu trong rừng; kết hợp tuyên truyền cho học sinh ở các trường học để mọi người dân tuyệt đối không thu hái, không chế biến và không ăn nấm mọc hoang dại, nấm lạ nghi ngờ gây ngộ độc.
Khi người dân không may ăn phải nấm độc, xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ ngộ độc liên quan đến việc ăn nấm cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu, điều trị kịp thời. Triển khai hoạt động giám sát ca bệnh, nguy cơ ngộ độc do ăn nấm độc để phát hiện sớm và triển khai kịp thời các biện pháp dự phòng ngộ độc thực phẩm trong cộng đồng; chuẩn bị sẵn sàng phương án, lực lượng thường trực, phương tiện, vật tư, thuốc, hóa chất để kịp thời cấp cứu, điều trị bệnh nhân và khắc phục, giảm thiểu ảnh hưởng khi có ngộ độc do ăn nấm độc xảy ra (đặc biệt chú ý biện pháp sơ cứu và chuyển viện tuyển sau sớm).
Đối với cơ sở dịch vụ nấu ăn lưu động liên quan đến vụ ngộ độc tiệc cưới tại Di Linh: Tạm đình chỉ hoạt động và giám sát để khắc phục các điều kiện về an toàn thực phẩm và chỉ hoạt động khi có đầy đủ giấy tờ, đảm bảo các điều kiện theo quy định. Đối với Phòng Y tế, Trung tâm Y tế các huyện, thành phố tiếp tục cập nhật, theo dõi và điều trị các ca rối loạn tiêu hóa, nghi bị ngộ độc thực phẩm mới có liên quan tới bữa ăn trên và báo cáo ngay về Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Lâm Đồng. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quản lý các cơ sở dịch vụ nấu ăn lưu động trên địa bàn. Tuyên truyền người dân trên địa bàn chỉ hợp đồng với các cơ sở cung cấp thực phẩm, dịch vụ ăn uống có đầy đủ giấy tờ pháp lý và đảm bảo các điều kiện an toàn thực phẩm đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý. Kiểm tra và tham mưu xử lý cơ sở gây ngộ độc thực phẩm theo quy định.
Theo Báo Lâm Đồng
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm