Làm gì để giảm cảm giác ngứa ngáy lòng bàn tay?

Ngứa ngáy lòng bàn tay là triệu chứng phổ biến, thường gặp ở những người bị khô da tay hay tiếp xúc thường xuyên với chất tẩy rửa, hóa chất,…Thông thường thì việc ngứa ngáy lòng bàn tay không gây nguy hiểm, tuy nhiên đối với một vài trường hợp việc ngứa ngáy lòng bàn tay có thể là dấu hiệu cảnh báo một vài vấn đề liên quan đến sức khỏe.
14/10/2020 09:46

Những nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa ngáy lòng bàn tay

082254-troc_da_ban_tay1

-      Khô da

Việc khô da do thời tiết hoặc do cơ địa có thể gây kích ứng, khiến cho lòng bàn tay bị ngứa ngáy, khó chịu. Tình trạng này thường xảy ra với những người có sự tiếp xúc quá nhiều với xà phòng, chất tẩy rửa mạnh hoặc thường xuyên rửa tay, hoặc cũng có thể là do yếu tố môi trường như trời khô hanh, độ ẩm không khí thấp,…

-      Bệnh chàm

Chàm là tình trạng viêm da gây ngứa ngáy, đỏ, phồng rộp vùng da tay, gây nứt nẻ da nghiêm trọng. Trong các loại bệnh chàm thì chàm tổ đỉa thường xuất hiện ở lòng bàn tay, tạo thành những mụn nước nhỏ, gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu làm ảnh hướng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày.

Bệnh chàm thường xảy ra ở những đối tượng phục vụ, quét dọn vệ sinh, làm tóc, chăm sóc sức khỏe,…vì những ngành nghề này người làm phải tiếp xúc với môi trường ẩm ướt, hóa chất. Ngoài ra, nếu gia đình bạn có tiền xử bị bệnh chàm thì nguy cơ mắc bệnh cũng sẽ cao hơn so với người bình thường.

-      Bệnh viêm da tiếp xúc

Khi lòng bàn tay tiếp xúc quá nhiều với chất gây kích ứng có thể dẫn đến tình trạng ngứa lòng bàn tay do phản ứng dị ứng gây ra. Tình trạng này được gọi là viêm da tiếp xúc. Bệnh thường xuất hiện sau 48-96 giờ khi có sự tiếp xúc với chất gây dị ứng.

Một số loại chất có thể gây dị ứng thường thấy là: nước hoa, kim loại ở trang sức, găng tay cao su, chất khử trùng, thuốc sát trùng, bụi,…

-      Do xơ gan

Có thể bạn không biết, có một dạng xơ gan được gọi là xơ gan ứ mật nguyên phát có thể gây ra tình trạng ngứa ngáy ở lòng bàn tay. Bệnh này là do tình trạng viêm, tắc nghẽn các ống dẫn mật ( bộ phận nối với gan và dạ dày trong cơ thể) trong thời gian dài, gây ra tình trạng mật tích tụ trong quá trình di chuyển dẫn đến tổn thương và hình thành sẹo gan.

Ngoài ngứa ngáy lòng bàn tay thì bệnh nhân bị xơ gan ứ mật còn xuất hiện những triệu chứng khác như lòng bàn tay sạm màu, buồn nôn, tiêu chảy, vàng da,…

-      Do tiểu đường

Mặc dù trường hợp này rất hiếm, thế nhưng trên thực tế bị ngứa lòng bàn tay do tiểu bệnh tiểu đường vẫn xảy ra. Bệnh tiểu đường gây ngứa da tay có thể theo nhiều cách khác nhau, trong đó nhiều nhất là do quá trình lưu thông máu bị suy giảm hoặc do người bệnh dị ứng với một số loại thuốc dùng để điều trị bệnh tiểu đường.

Cách điều trị ngứa lòng bàn  tay

5ea6759e088154155cbd0bfd_noi-man-do-ngua-o-long-ban-tay-va-chan-1

-      Chườm lạnh

Đây là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện. Bạn chỉ cần dùng một miếng vải mát, hoặc là một túi đá đặt lên lòng bàn tay bị ngứa khoảng 5-10 phút. Như vậy có thể làm giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

-      Sử dụng thuốc bôi

Thuốc bôi Corticosteroid (kê đơn hoặc không kê đơn) có thể giúp bạn giảm tình trạng đỏ và ngứa dữ dội ở lòng bàn tay. Tuy nhiên, thì bạn cũng nên lưu ý, tránh việc sử dụng kem bôi steroid quá thường xuyên vì chúng có thể gây ra tình trạng mỏng da tay.

-      Giữ ẩm da tay

Để giảm ngứa trong lòng bàn tay thì bạn nên chú ý đến việc giữ ẩm cho tay. Để hiệu quả hơn thì bạn có thể đặt kem dưỡng ẩm trong tủ lạnh. Nếu như bạn bị ngứa lòng bàn tay do bệnh chàm gây ra thì bạn cần lưu ý giữ ẩm sau khi đã tiến hành rửa tay.

-      Liệu pháp tia cực tím

Với những người bị chàm tay hoặc kích ứng nghiêm trọng thì có thể đến bệnh viện thực hiện liệu pháp tia cực tím để giảm tình trạng ngứa ngáy, khó chịu.

Thanh Trà

comment Bình luận

largeer