Tại sao lại bị ngứa rốn?

Rất ít người vệ sinh vùng rốn trong lúc vệ sinh cá nhân hằng ngày. Vì thế, vùng rốn rất dễ bị các tác nhân từ bên ngoài xâm nhập và tấn công, gây ra tình trạng ngứa và nhiễm trùng rốn
14/10/2020 06:40

-      Bệnh chàm có thể gây ngứa vùng rốn

benh-cham-da-1-540x335

Chàm là một loại bệnh viêm da, khi bị bệnh thì vùng da sẽ xuất hiện mụn nước, sưng tấy, gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu,…Nếu bệnh chàm xảy ra ở vùng rốn thì sẽ làm cho da ở trong và xung quanh rốn bị ngứa, nổi mẩn đỏ nghiêm trọng.

Để giảm những triệu chứng này thì bạn nên dùng xà phòng vệ sinh nhẹ nhàng vùng rốn, sau đó  lấy nước sạch rửa qua rồi lau khô lại rốn. Nếu như rốn của bạn là rốn lồi thì có thể dùng dưỡng ẩm cho vùng rốn 2 lần/ngày, còn nếu là rốn sâu thì bạn chỉ cần giữ cho rốn luôn khô thoáng là được.

-      Bệnh viêm da tiếp xúc có thể gây ngứa vùng rốn

viem-da-tiep-xuc-boi-nhiem

Khi bị viêm da tiếp xúc thì vùng rốn của bạn thường bị phát ban đỏ, phồng rộp và ngứa ngáy khó chịu. Bệnh viêm da tiếp xúc xảy ra khi da có sự tiếp xúc trực tiếp với chất kích thích hoặc chất gây dị ứng. Vì thế, để tránh vùng rốn bị viêm da tiếp xúc thì bạn nên ngăn ngừa việc da tiếp xúc với những chất gây dị ứng. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng những loại kem chống ngứa không kê đơn hoặc là thuốc kháng histamin đường uống như Cetirizine (Zyrtec), Chlorpheniramine (Clor-Trimeton),…để điều trị. Nhưng tốt nhất thì khi bị viêm da tiếp xúc thì bạn nên đến cơ sở da liễu uy tín để khám và điều trị, tránh bệnh diễn biến nặng.

-      Bệnh nhiễm nấm candida có thể gây ngứa vùng rốn

20190826_080116_138829_kham-da-lieu-2-1533.max-1800x1800

Candida là một loại nấm men, chúng sinh sống ở khắp mọi nơi trên cơ thể. Loại nấm này thường tập trung nhiều ở da, niêm mạc miệng, niêm mạc tiêu hóa, niêm mạc sinh dụng,....

Nếu vùng rốn bị nhiễm trùng do nấm candida gây ra thì sẽ thường xuất hiện các triệu chứng như tiết dịch trắng, mẩn đỏ kèm theo cảm giác ngứa khó chịu. Và để điều trị thì bạn có thể dùng những loại kem chống nấm như là miconazole nitrate (Micatin, Monistat-Derm) hoặc clotrimazole (Lotrimin, Mycelex)….Nếu nặng thì bạn nên đến bác sĩ da liễu để được tư vấn, điều trị kịp thời. Ngoài ra, bạn cũng nên vệ sinh vùng rốn thường xuyên để giữ rốn luôn được sạch sẽ và khô ráo, ngăn ngừa bệnh nấm candida tái phát.

-      Ngứa vùng rốn do đeo khuyên rốn

2b1daf45e6c4cb216b61434eadc58412

Xỏ khuyên rốn hiện nay đang rất phổ biến, tuy nhiên nếu bạn xỏ ở những địa chỉ không uy tín thì rất dễ bị nhiễm trùng, dẫn đến tình trạng ngứa rốn. Trong trường hợp này thì bạn nên tháo khuyên rốn ra, tiến hành vệ sinh nhẹ nhàng vùng rốn, sau đó lau cho thật khô rồi dùng các loại kháng sinh như Neosporin hoặc Duospore,…Nhưng tốt nhất bạn nên đến bác sĩ để khám, kê toa thuốc điều trị nhiễm trùng để tránh biến chứng nguy hiểm.

-      Ngứa rốn do côn trùng cắn

Ngua-ron

Nếu bạn bị côn trùng như kiến, rệp, bọ chét,..cắn ở vùng rốn thì đều sẽ gây ra tình trạng sưng đỏ, ngứa ngáy. Thông thường thì tình trạng này chỉ diễn ra một vài ngày rồi tự khỏi. Thế nhưng, để tránh vết cắn nhiễm trùng hay gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày thì bạn có thể dùng kem chống ngứa OTC chứa ít nhất 1% hydrocortison, hoặc là sử dụng thuốc kháng histamin đường uống OTC như brompheniramine (Dimetane), fexofenadine (Allegra) và loratadine (Alavert, Claritin),…để tiến hành điều trị.

Thanh Trà

comment Bình luận

largeer