Lễ hội đón Rước nước và kỷ niệm 30 năm di tích Đình-Đền-Chùa làng Phú Thứ được công nhận DTLS Văn hóa nghệ thuật cấp quốc gia

Hôm nay (31/3), tại Đền Sòng Sơn Phú Thứ - nơi đây 60 năm trước là trụ sở hành chính đầu tiên của xã Tây Mỗ (nay là phường Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội), dân làng Phú Thứ đã tổ chức lễ hội đón Rước nước từ chùa Thiên Phúc về Đình, Đền Làng và tổ chức kỷ niệm 30 năm di tích Đình-Đền-Chùa làng Phú Thứ được công nhận Di tích lịch sử (DTLS) Văn hóa nghệ thuật cấp quốc gia.
31/03/2025 15:53

Nhân dịp này, lớp lớp con cháu cùng dân làng và các khách quý có mặt tại Đình - Đền - Chùa Phú Thứ thắp nén tâm nhang cùng hoa thơm trái ngọt bày tỏ lòng ngưỡng mộ Tiền nhân Thành kính cầu nguyện chân linh Tam vị Đại vương, Đức thánh Mẫu, Đức phật ngự tại làng Phú Thứ. Hai câu đối ở trước của Đình có viết:

Phú chi nhất ấp quy mô biệt

Thứ kỹ thiên niên chế độ tân”

Đây là câu đối trước cửa Đình giới thiệu “Đặc điểm” của làng Phú Thứ, từ chữ Hán cổ được dùng là tên làng: (Phú là giàu - Thứ là Đông).

z6459658441539_e9678534f24b750ee6bd86b8c7a05d07

Làng Phú Thứ nổi danh đẹp về địa lý: Quy tụ đủ “Long - Ly - Quy - Phượng”, thuộc “Hàm Tứ Quý” của đất Từ Liêm, mà Phú Thứ còn có vẻ đẹp văn hoá truyền thống và kiến trúc cổ được tập trung ở khu di tích lịch sử, Đình - Đền - Chùa của làng, đã được xếp hạng công nhận là “Di tích lịch sử”. Đình - Đền - Chùa Phú Thứ là nơi thờ cúng Phật, các vị thần linh, các bậc danh nhân gắn bó mật thiết với truyền thống lịch sử và văn hoá Việt Nam.

z6458860491711_a1cffd4ef237565099a06df275c84fce

Đình - Đền - Chùa làng Phú Thứ là trung tâm văn hoá tín ngưỡng của toàn dân. Hội Đình vào ngày mùng 10 tháng Giêng; Hội Đền vào ngày mùng 3/3; Hội Chùa vào ngày mùng 4 tháng Giêng âm lịch hàng năm.

z6459658372308_966dfe06f935ef069362642486da42fe

Đến tham dự chương trình có sự hiện diện của bà Đỗ Thị Thúy Hà, Phó Chủ tịch quận Nam Từ Liêm; Bà Nguyễn Ngọc Anh, Phó Trưởng ban Văn hóa quận Nam Từ Liêm; Ông Trần Duy Hải, Bí thư Đảng ủy phường; Ông Nguyễn Đắc Hợp, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy phường; Ông Nguyễn Đình Bách, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường Tây Mỗ; Ông Nguyễn Đăng Cường, Phó Chủ tịch phường Tây Mỗ; Bà Nguyễn Thị Hảo, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban MTTQ Tổ dân phố Phú Thứ; Ông Phạm Kiên Cường, Tổ trưởng Tổ dân phố Phú Thứ.

Đình Phú Thứ

Đình thờ Thủy Hải Long Vương thời các vua Hùng dựng nước và “Thượng Đẳng Phúc Thần”, một vị tướng tài danh của Hai Bà Trưng, là Ả Nã Nàng Đê. Sau đó Đình thờ 3 vị nhân thần là:

z6458860538660_91bdcbfb6202a87873482766f77e7b93

- Quốc Lão Đại Vương, Thám Hoa Nguyễn Quý Đức (1648 - 1720): Quê làng Đại Mỗ - Từ Liêm - Hà Nội (nay là Phường Đại Mỗ - NTL).

- Quốc Sư Đại Vương Hoàng Giáp Nguyễn Quý Ân (1673 - 1722): Là con trưởng Thám Hoa Nguyễn Quý Đức.

- Quốc Sư Công vị Đại Vương Nguyễn Quý Kính (1693 - 1766): Là cháu đích tôn của Thám Hoa Nguyễn Quý Đức.

(Ba đời kế tiếp nhau làm quan đại thần đầu Triều Lê Trung Hưng thế kỷ XVII -XVIII).

Đền Sòng Sơn

z6458893166874_a55939d7ae49a6c4af72f11f103a002d

Đền Phú Thứ là nơi thờ Công chúa Liễu Hạnh, một tiên nữ giáng trần mà phẩm hạnh đã khắc sâu trong tâm khảm người dân đất Việt. Các Vương Triều Lê - Tây Sơn và Nguyễn đã tấn phong bà là “Mẫu nghi thiên hạ” và “Đệ nhất thượng đẳng thần”.

Công chúa Liễu Hãnh được thờ trong đền Sòng Sơn là nhân vật có giá trị đặc biệt quan trọng trong thần điện của người Việt. Bà là một trong bốn vị thần bất tử và là khuôn mẫu cho thiên hạ noi theo (Mẫu nghi thiên hạ). Bà chúa Liễu Hạnh, Mẫu Sòng hay Mẫu Phủ Giầy là vị thần có tư thái, phẩm chất in đậm trong tâm hồn người dân Việt Nam. Ngày nay, việc nhìn nhận, đánh giá về bà chúa Liễu và những nghi thức thờ cúng trong đền mẫu còn có nhiều khác biệt. Một số nhà nghiên cứu rất đề cao hình thái tín ngưỡng này vì nó mới đích thực là sản phẩm văn hoá của người Việt. Lễ Rước nước truyền thống của làng Phú Thứ được gắn với Lễ hội Đền Sòng Sơn được tổ chức 5 năm/lần.

z6458860088994_f7282c0e3f85d8264d20cf415545dfb3

Đình - Đền Phú Thứ có 11 Đạo sắc phong của các triều đại: Thành Thái (1889 - 1907); Duy Tân (1907 - 1916); Khải Định (1916 - 1925).

Chùa Thiên Phúc (chùa Đất)

Theo hồi ức của Nhân dân địa phương cho biết, chùa Thiên Phúc được xây dựng từ lâu đời và gắn bó mật thiết với đời sống, văn hóa tinh thần của làng Phú Thứ. Văn bia, Chuông đồng tuy không ghi lại thời điểm ra đời cụ thể của ngôi chùa, song các pho tượng cổ có niên đại thời Lê Trung Hưng hiện đang toạ lạc trên Tam Bảo đã khẳng định sự tồn tại của Di tích ở thế kỷ XVII - XVIII.

z6459658338816_49ade926f857662085ad4e51cf4c9568

Theo tấm bia “Ký kỵ Khối Sài Tự” dựng ngày 10/2 năm Tự Đức thứ 13 (1860) thì vào thời gian này, Chùa mang tên là chùa Khối Sài và có quy mô bề thế, khang trang. Dân làng đến vùng Nội Duệ - Bắc Ninh đúc chuông Phật, phí tổn khá nhiều đến nỗi dân làng không còn khoản tiền nào nữa để đắp đàn và cấp cho dân phu. 34 năm sau, dân làng Phú Thứ lại công đức tiền của để mua đồng, thuê thợ về đúc quả chuông đồng lớn “Phú Thứ Tự chung” (Chuông chùa Phú Thứ). Chuông có niên đại “Thành Thái lục niên” (1894). Cũng ở thế kỷ này, chùa Thiên Phúc được trùng tu, sửa chữa nhiều lần. Kiến trúc, di vật, điêu khắc hiện còn ở Chùa mang đậm dấu ấn của nền điêu khắc nghệ thuật thời Nguyễn.

z6459658435160_68c569de9fa3e7f5cb131a8a1e9f990d

Chùa Thiên Phúc có quy mô kiến trúc lớn hình chữ đinh gồm tiền đường và thượng điện, bên trong các pho tượng được xếp đặt hợp lý theo nguyên tắc truyền thống. Ở vị trí trang trọng nhất là 3 vị Tam thế thường trụ diệu pháp thân, biểu trưng cho 3 thế giới Phật là quá khứ, hiện tại, tương lai. Tiếp đó 3 vị Phật gồm A di đà, 2 bên có Phật Di Lạc và Phật Thích Ca. Tiếp theo là lớp Phật Thế Tôn, hai bên có Quan âm toạ sơn và Quan âm tòng tử. Tiếp đến là bộ 3 Quan âm Thập nhị tý và Kim đồng ngọc nữ thị giả. Dưới Đức Phật Quan âm 12 tay là pho tượng vua cha Ngọc Hoàng và dưới cùng là toà Cửu Long và hai bên là Nam Tào - Bắc Đẩu. Hai bên Tam bảo, sát tường có 4 pho tượng Đức ông, Thánh tăng, Thổ thần và hậu phật xếp đăng đới. Ngoài thờ Phật, Chùa Thiên Phúc còn có điện thờ Mẫu để thờ công chúa Liễu Hạnh và hai thị nữ là Quỳnh Hoa và Quế Hoa.

z6459658435300_44412b8beef1370d819db18963775da8

Di tích lịch sử văn hoá Đình - Đền - Chùa làng Phú Thứ được xếp hạng theo Quyết định số: 188/QĐ/BT ngày 13/2/1995 của Bộ Văn hoá thông tin.

z6459610158122_10cc0cc8dbf924d03f6e9d0f96e313c7

Bà Nguyễn Thị Hảo, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban MTTQ Tổ dân phố Phú Thứ vinh dự trong vai tế chủ 

Kể từ ngày các di tích trên được xếp hạng dân làng càng thêm tự hào và vinh dự là người con dân của làng, ý thức trách nhiệm của mỗi người dân đối với việc bảo vệ, tu bổ, giữ gìn các di tích được nâng lên rõ rệt. Nhân dân hàng năm đã ra tâm công đức về cả tiền và hiện vật với trị giá vài tỷ đồng. Việc thực hiện các nghi lễ tôn giáo cũng được củng cố đi vào hoạt động động quy định của Nhà nước. Bài trừ các hủ tục, đồng bóng… các di tích luôn được sửa chữa để khắc phục tình trạng bị xuống cấp, đồng thời sắm thêm các đồ thờ ngày càng tố hảo làm tăng thêm cảnh uy linh nơi thờ cúng các vị thần thánh.

Empty
Empty
Empty
Empty

Người dân làng Phú Thứ dâng hương hoa, phẩm vật

Đặc biệt, năm 2016 đến năm 2020, được Ủy ban nhân dân Phường và Quận Nam Từ Liêm quan tâm đầu tư cho gần 40 tỷ đồng để trùng tu tôn tạo lại Di tích Đình - Đền - Chùa được khang trang như hiện nay.

“Nhân dịp ngày đại lễ này, cho phép tôi được thay mặt dân làng Phú Thứ xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Đảng, Nhà nước mà trực tiếp là Đảng uỷ, Ủy ban nhân dân và Mặt trận Tổ quốc Phường Tây Mỗ, phòng Văn hóa thông tin quận Nam Từ Liêm đã quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ Làng Phú Thứ trong việc quản lý tu bổ di tích và phát huy được giá trị văn hóa của di tich để các di tích này là tài sản quý giá và trường tồn mãi mãi. Mong rằng, trong thời gian tới tiếp tục quan tâm hơn nữa của các cấp lãnh đạo để Đình - Đền - Chùa Phú Thứ sớm được quan tâm hơn nữa. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn những thiện nam, tín nữ của quê hương đã sinh sống ở mọi miền đất nước và ở ngoài nước vẫn luôn để tâm tưởng nhớ đến quê hương, đến Đình - Đền - Chùa của làng mà đã gia tâm công đức dù nhiều dù ít phần kinh phí hoặc hiện vật quý giúp vào việc bảo tồn, tôn tạo các di tích trong thời gian qua. Trong không khí tưng bừng của cả nước đâng bước vào kỷ nguyên mới kỷ nguyên vươn mình của dân tộc và người dân Phú Thứ nói riêng và Tây Mỗ nói chung đồng tâm thực hiện để phát triển. Với niềm tin đó tôi xin thay mặt cho Ban Quản lý di tích và Lễ hội làng văn hóa Phú Thứ tuyên bố khai mạc Lễ hội Rước nước Đền Sòng Sơn năm Ất Tỵ 2025”, ông Nguyễn Đăng Cường, Phó Chủ tịch phường Tây Mỗ phát biểu khai mạc chương trình.

Empty
Empty
Empty

Hát quan họ và trò chơi dân gian được tái hiện tại chương trình

Những kỳ lễ Hội truyền thống của làng được tổ chức đều đặn hàng năm chính là đỉnh cao của sức mạnh đoàn kết cộng đồng, là dịp giáo dục truyền thống thông qua sự tôn vinh các vị tiền nhân đáng kính được tôn thờ trong các di tích.

Ban Quản lý di tích và lễ hội do dân làng cử ra trong nhiều năm qua cũng đã làm việc hết mình để chăm lo bảo vệ, tu bổ để các di tich này mãi mãi xứng đáng là niềm tự hào của dân làng Phú Thứ.

Dương Hương - Nguyễn Trang (Ảnh: Minh Diệp)

comment Bình luận

largeer