Lợi ích bất ngờ từ trái bầu

Trái bầu không chỉ có hàm lượng nước cao mà còn cung cấp nhiều dưỡng chất, vitamin và khoáng chất thiết yếu cho sức khỏe như tinh bột, chất xơ, canxi, sắt, magiê, phốtpho, kali, natri, kẽm, vitamin C, vitamin B6… Dưới đây là những lợi ích bất ngờ mà loại trái quen thuộc này có thể mang đến cho sức khỏe của bạn.
24/02/2023 17:25

Ổn định huyết áp

Nhờ dồi dào flavonoid - dưỡng chất giúp nâng cao khả năng giãn nở của các mạch máu trong cơ thể, trái bầu có lợi ích ổn định huyết áp. Nhiều nghiên cứu chứng tỏ thường xuyên tiêu thụ flavonoid giúp làm giảm nguy cơ mắc các rối loạn do thoái hóa thần kinh, bệnh tim mạch cũng như ung thư.

Kiểm soát nồng độ đường huyết

Bầu là loại thuốc giảm nồng độ đường huyết, nên cũng có tác dụng kiểm soát bệnh tiểu đường. Uống nước sắc từ vỏ bầu với liều lượng 1 ly/ngày trong 3 ngày được cho là sẽ giúp kiểm soát bệnh tiểu đường.

Chống lão hóa

Hợp chất terpenoid trong trái bầu là chất chống ôxy hóa thực vật vốn chịu trách nhiệm tăng cường sức khỏe tổng thể.

Hỗ trợ giảm cân, tăng cường hệ miễn dịch

Hoạt chất sinh học saponin trong trái bầu giúp kiểm soát trọng lượng cơ thể, bằng cách ngăn chặn cảm giác thèm ăn cũng như ức chế sự hình thành mô mỡ. Saponin còn có công dụng tăng cường hệ miễn dịch.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Hỗ trợ tiêu hóa, giảm táo bón

Công dụng hỗ trợ tiêu hóa của trái bầu là nhờ vào đặc tính gây nôn cũng như các đặc tính xổ hoặc nhuận tràng của nó. Nước sắc từ hạt bầu cũng giúp giảm táo bón nhanh chóng và hiệu quả.

Chữa các bệnh về da

Trong y học dân gian ở nhiều quốc gia, người dân địa phương sử dụng bầu để chữa nhiều bệnh lý về da. Đơn cử, bầu cho kết quả điều trị hiệu quả đối với các vết loét da. Nước sắc từ lá bầu cũng giúp chữa trị tốt bệnh vàng da.

Phòng ngừa tổn thương gan

Bầu có hiệu ứng bảo vệ gan, nước sắc từ phần vỏ non của bầu có thể giúp kiểm soát chứng tăng urê-huyết.

Cải thiện sức khỏe hô hấp

Thịt trái bầu nổi tiếng là giúp tăng cường sức khỏe hô hấp và có hiệu quả chống hen suyễn, ho và các rối loạn do cuống phổi khác.

Hỗ trợ điều trị bệnh nhiễm trùng đường tiểu (UTI)

Nước ép bầu tươi được biết là có thể điều trị bệnh UTI. Tuy nhiên, không nên uống nước ép bầu có vị đắng bởi nó có thể gây tử vong trong một số trường hợp.

Trị trầm cảm

Trong nhiều năm qua, những người hành nghề y học thay thế đã khuyên uống nước ép trái bầu tươi vào buổi sáng khi bụng đói như là một phương thuốc chống trầm cảm.

Giảm sỏi thận

Nhiều nghiên cứu chứng tỏ rằng bột trái bầu có công dụng giảm lượng natri oxalate trong thận ở chuột, tức cũng giúp giảm hình thành sỏi thận.

Ngoài những lợi ích chính kể trên, trái bầu còn có rất nhiều lợi ích khác bao gồm kiểm soát lipid trong cơ thể, giảm nồng độ cholesterol trong máu, điều trị bệnh tăng huyết áp và mất ngủ.

Tác dụng phụ khi ăn quá nhiều

Ăn quá nhiều bầu không tốt cho bao tử, bởi việc tiêu thụ quá nhiều chất xơ trong bầu có thể dẫn tới nhiều vấn đề như kém hấp thu, dư khí trong đường ruột, tắc ruột, đau bụng… Do có tác dụng giảm đường huyết và kiểm soát huyết áp, nên tiêu thụ quá nhiều bầu cũng dễ gây ra tình trạng giảm đường huyết và giảm huyết áp. Việc dung nạp quá nhiều chất chống ôxy hóa từ trái bầu cũng gây ra các vấn đề sức khỏe. Nguyên do là một khi bị dư thừa, các chất chống ôxy hóa không chỉ nhắm vào các tế bào ung thư mà còn vào cả các tế bào khỏe mạnh xung quanh chúng.

Hơn thế nữa, nghiên cứu cho thấy tiêu thụ quá nhiều bầu có thể gây ra dị ứng ở một số người. Do bầu chứa các độc tố triterpenoid tetracyclic và cucurbitacin, nên tiêu thụ quá nhiều thực phẩm này sẽ gây khó tiêu.

Theo Boldsky

comment Bình luận

largeer