Lực lượng y tế đối mặt với những thách thức rất lớn chưa từng có trong lịch sử

TP.HCM đã giảm ca mắc COVID-19, cuộc chiến với đại dịch COVID-19 đã vơi bớt, những lực lượng y tế tuyến đầu chống dịch chi viện ở đây đã trở về nhưng với họ còn biết bao kỉ niệm khắc ghi trong suốt quãng thời gian vừa qua.
26/10/2021 06:32

Năm 2021, các quốc gia trên thế giới đều trao đảo về làn sóng đại dịch COVID-19. Suốt 2 năm qua đại dịch COVID-19 xảy ra đã cướp đi mạng sống và thử thách lòng tin của tất cả mọi người. 2 năm qua với quá nhiều mất mát... hệ thống khám, chữa bệnh đang phải đối mặt với những thách thức rất lớn chưa từng có trong lịch sử

Empty

Trong đợt dịch vừa qua, đã có gần 24 ngàn cán bộ y tế lên đường chi viện hỗ trợ TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh khu vực phía Nam chống dịch. Cùng với đội ngũ này là hàng vạn cán bộ y tế tại các địa phương, nơi tâm dịch diễn ra khốc liệt. Họ đã phối hợp để thực hiện rất nhiều hoạt động trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. Đó là công tác truy vết, khoanh vùng, xét nghiệm, chăm sóc và điều trị, tiêm chủng.

Empty

PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế

PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, cho biết: "Khi đó là ngày 29/7/2021, Bộ Trưởng Bộ Y tế ban hành Quyết định số 3616 để thành lập 12 Trung tâm y tế tập trung cấp cứu chuyên sâu khu vực, vùng, đặc biệt là tại khu vực TP.HCM".

BS Lê Thị Bảo Ngọc - Khoa Nội Tiêu hóa - Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam, Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 Bệnh viện Y Dược TP.HCM, chia sẻ: "Tôi bước vào Sài Gòn vào đợt giãn cách xã hội phong tỏa toàn thành phố mang một cảm giác lạ lùng".

Empty

TS.BS Đỗ Ngọc Sơn - Phó trưởng Trung tâm Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai, Phó Giám đốc Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 tại TP.HCM

TS.BS Đỗ Ngọc Sơn - Phó trưởng Trung tâm Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai, Phó Giám đốc Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 tại TP.HCM, nhận định: "Các xưởng đóng tàu đã được thành lập thành nơi thu dung người bệnh, phân chia rõ ràng từng khu nhưng khi khảo sát thì thấy không phù hợp để đưa bệnh nhân hồi sức vào trong để điều trị, chúng tôi đã quyết định thay đổi công năng. Chúng tôi đã phải làm việc ngày đêm cùng với đơn vị thi công để triển khai trong thời gian hơn 1 tuần để đưa trung tâm vào hoạt động".

Empty

TS.BS Lưu Quang Thùy - Phó Giám đốc Trung tâm Gây mê Hồi sức ngoại khoa, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Phó Giám đốc Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID-19, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

TS.BS Lưu Quang Thùy - Phó Giám đốc Trung tâm Gây mê Hồi sức ngoại khoa, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Phó Giám đốc Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID-19, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, cho biết: "Có rất nhiều khó khăn. Lần đầu tiên chúng tôi xây dựng và vận hành một trung tâm hồi sức tích cực và điều trị bệnh truyền nhiễm khác với chuyên ngành được đào tạo ở Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức về ngoại khoa. Tiếp đến, điều kiện xây dựng trung tâm rất nhanh và thần tốc không thể đảm bảo được sự hoàn hảo khi vận hành như một bệnh viện. Nhân viên chưa quen được cung cách làm việc cũng như đồ bảo hộ rất khó chịu cùng thời tiết khắc nghiệt trong quá trình làm việc".

Empty

Không chỉ có những vất vả trên mà các y bác sĩ, nhân viên y tế, điều dưỡng,... còn phải đối mặt với vấn đề sức khỏe. Đợt đầu có những lực lượng tuyến đầu bị ngất thường xuyên khi không chịu nổi với áp lực công việc cùng với nhiệt độ quá nắng nóng của thời tiết. Các y bác sĩ, lực lượng tuyến đầu phải làm việc với công suất là 300% so với bình thường, họ luôn trong tình trạng căng thẳng, áp lực và mệt mỏi.

Empty

Áp lực lớn nhất đối với bác sĩ và điều dưỡng đó chính là không thể cứu được bệnh nhân nặng, bất lực khi nhìn thấy họ ra đi. Điều này ảnh hưởng nhất định đối với thầy thuốc nhưng đối với Ban Giám đốc Trung tâm cũng như lãnh đạo Bệnh viện luôn luôn động viên, quan tâm lấy đó làm sức mạnh để giúp các bệnh nhân khác vượt qua được giai đoạn nguy kịch và quay trở lại cuộc sống bình thường.

Empty

BS Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - Trung tâm Gây mê Hồi sức ngoại khoa, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID-19, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, nhớ lại: "Bệnh nhân trẻ nhất trong ca trực của tôi ngày hôm đó sinh năm 1991, lúc đó bệnh nhân bắt đầu khó thở, dùng đủ mọi cách để cung cấp oxy hỗ trợ cho bệnh nhân nhưng sau đó bệnh nhân không đáp ứng thì phải đặt nội khí quản để thở máy. Các bác sĩ hỏi bệnh nhân: 'Có muốn liên lạc với người nhà không?', khi mở điện thoại của bệnh nhân thì thấy có ảnh vợ và con nhỏ tầm 2 tuổi bằng con của tôi. Bố bệnh nhân bình tĩnh, bệnh nhân được sự động viên của bố cũng yên tâm để cho các y bác sĩ làm thủ thuật, dù đã cố gắng dồn hết tâm sức để cứu chữa nhưng sau đó khoảng 10 ngày thì bệnh nhân cũng không qua khỏi được, tôi rất buồn và đến bây giờ vẫn ám ảnh với điều đó".

Empty

5 giờ sáng, có một số bác sĩ chỉ vừa kịp chợp mắt, còn những bác sĩ khác tranh thủ đi từng buồng bệnh kiểm tra các ca bệnh nặng. Khoảng thời gian từ 4h - 6h sáng là bệnh nhân thường hay trở nặng, nhân viên y tế phải sát sao nếu không sẽ chở tay không kịp để cứu bệnh nhân.

Empty

Với phòng xét nghiệm PCR trong suốt khoảng thời gian qua, chưa bao giờ tắt mà mở suốt đêm, nhân viên y tế làm việc ngày đêm thay phiên trực. Tất cả những hy sinh, vất vả của ngành y cho cuộc chiến COVID-19 đều mong muốn cứu người. Ở đây tình đồng đội được nâng cao, làm tất cả vì đồng bào, trách nhiệm và nghĩa vụ của "chiến sĩ áo trắng" để dịch bệnh được đẩy lùi sớm nhất có thể.

Empty

Họ đã mang đến lòng quả cảm, sự hy sinh quên mình như tấm lòng của người thầy thuốc đối với người bệnh, người dân của TP.HCM. Tri ân những tình cảm quý báu, sự hy sinh vô bờ bến của lực lượng tuyến đầu ngành y tế trong biến cố lịch sử này. 

"Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"

Nguyễn Trang

 

comment Bình luận

largeer