Lý giải nguyên nhân chân tay giá lạnh vào mùa đông

So với đàn ông, phụ nữ có khả năng chịu rét kém hơn, nguyên nhân chính nằm ở đâu?
22/12/2020 10:43

Mùa đông, có những người thường xuyên gặp tình trạng chân tay tê cóng mặc dù đã đi tất, đeo găng tay dày hoặc được ủ cả tiếng trong chăn ấm. Vậy nguyên nhân gây ra hiện tượng chân tay tê buốt là gì?

Các nhà khoa học tại đại học y khoa Harvard đã nghiên cứu và đưa ra lý giải cho điều này. Thyroxine là loại hormone với nguyên liệu chính là Iod và Tyrosine, được tổng hợp và tiết ra bởi tuyến giáp, có tác dụng sinh nhiệt cho cơ thể. Đồng thời thyroxine còn có thể thúc đẩy tỷ lệ trao đổi chất cơ bản tăng cao, đẩy nhanh tuần hoàn máu ở da, từ đó tạo ra nhiệt giúp cơ thể chống lại giá lạnh. Sự trao đổi chất của cơ thể nữ giới khá thấp, dẫn đến việc tổng hợp thyroxine giảm rõ rệt khiến khả năng chống rét của cơ thể kém.

Phụ nữ nếu thường xuyên cảm thấy lạnh, còn có thể là do thiếu chất sắt. Việc mất máu do các nguyên nhân như kinh nguyệt, mang thai, sinh nở hay do rối loạn chảy máu tử cung, đều khiến các chị em mất đi một lượng lớn chất sắt và tạo cảm giác giá rét hơn so với bình thường. Ngoài ra, tuần hoàn máu kém do các bệnh như huyết áp thấp, rối loạn chức năng thần kinh thực vật, chức năng tuyến giáp suy giảm cũng khiến phụ nữ thường xuyên bị lạnh.

buot-chan-tay

Vào mùa đông, do chân tay là những phần cơ thể tiếp xúc quá lâu trong môi trường lạnh nên chúng rất dễ bị cước buốt, một số trường hợp, tay lạnh và bàn chân lạnh có thể là nguyên nhân của các bệnh như huyết áp thấp, suy giáp, các bệnh về tim mạch.

Để cải thiện điều này, những người bị lạnh chân tay cần chú ý bổ sung thực phẩm phong phú chất sắt, như thịt nạc, cá, gan động vật, thịt gia cầm, lòng đỏ trứng, các loại đỗ, rau cần, rau chân vịt, nấm hương, mộc nhĩ đen. Đồng thời nên ăn thêm các rau củ và hoa quả tươi giàu vitamin C, để thúc đẩy cơ thể hấp thụ sắt, nâng cao khả năng chống lạnh của cơ thể.

Ngoài ra, cần phải mang theo túi sưởi bên cạnh, bảo vệ gan bàn chân, tay bằng tất, dép giữ nhiệt để giữ ấm đôi chân, tay. Ngoài ra, mùa đông cũng nên trải thảm trên sàn để giữ căn phòng luôn ấm áp.

Một trong những cách hiệu quả để giúp làm ấm đôi chân lạnh là ngâm chúng trong một chậu nước ấm từ 10 - 15 phút mỗi tối. Việc làm này sẽ giúp quá trình máu lưu thông tới bàn chân được cải thiện và bạn cũng nên thực hiện đều đặn mỗi tối trước khi đi ngủ để thu về hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng ngải cứu, gừng, muối hoặc hành tím để ngâm tay chân và giữ ấm cho cơ thể và có thể hỗ trợ chữa bệnh đường hô hấp rất tốt.

Theo Người đưa tin

comment Bình luận

largeer