Mách bạn cách trị táo bón cho trẻ trong dịp Tết

Vào dịp Tết chế độ ăn uống của trẻ thường không được ổn định kèm theo chế độ sinh hoạt thay đổi nên trẻ thường bị táo bón. Điều này làm nhiều bố mẹ lo lắng, không biết nên xử lý thế nào.
27/01/2021 13:33

Nguyên nhân khiến trẻ dễ bị táo bón ngày Tết

cach-tri-tao-bon-cho-tre-3

Hình minh họa

Táo bón là tình trạng đại tiện khó, buồn đi mà không đi được, khoảng cách giữa các lần đại tiện kéo dài hơn bình thường.

Tùy theo tình trạng cơ thể của mỗi người mà khoảng cách giữa các lần đại tiện là khác nhau, nhưng nếu ít hơn 3 lần trong một tuần thì có thể trẻ đang bị táo bón.

Việc táo bón ở trẻ không hiếm gặp do hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt. Bên cạnh đó, thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết trong thực đơn ăn uống hàng ngày hay dùng thuốc gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Từ đó gây ra tình trạng đại tràng giãn to, phân cứng, khô hoặc nứt nẻ, trong nhỏ như phân dê. Đi đại tiện rất khó khăn, nên trẻ phải ngồi lâu, đau rát hậu môn thậm chí ra máu khiến trẻ sợ hãi và không chịu đại tiện.

Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp táo bón còn là triệu chứng của một số bệnh nguy hiểm khác như tăng canxi máu, co thắt, nhu động giảm, phình đại trường, nhiễm độc chì, suy nhược cơ thể…

Vì vậy, khi trẻ bị táo bón các mẹ cần phải chú ý để kịp thời tìm cách điều trị. Táo bón được chia làm 2 loại: táo bón cơ năng va táo bón thực thể.

  • Táo bón cơ năng: chủ yếu do chế độ ăn, chế độ sinh hoạt hàng ngày gây ra như thiếu chất xơ, uống ít nước, lười đi vệ sinh…
  • Táo bón thực thể: là do một số bênh gây nên như: phình đại tràng bẩm sinh, nứt kế hậu môn, suy giáp trạng, đại tràng dài…

Những loại thực phẩm dễ khiến trẻ bị táo bón trong Tết

tre-tao-bon-trong-dip-tet

Hình minh họa

  • Bánh kẹo

Bánh kẹo là những thực phẩm không thể thiếu trong ngày Tết và đây là những món ăn yêu thích của trẻ. Tuy nhiên, những thực phẩm này lại chứa một hàm lượng lớn chất bột, đường, chất tạo ngọt tổng hợp, chất bảo quản... và hầu như không có chất xơ. Chính vì vậy, khi trẻ ăn nhiều bánh kẹo sẽ gây ra hiện tượng táo bón kéo dài, không những thế những thực phẩm này còn là thủ phạm khiến trẻ chán ăn, mắc các bệnh về răng miệng và béo phì.

  • Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ

Mâm cỗ ngày Tết không thể thiếu các món chiên rán, tuy nhiên phụ huynh nên hạn chế cho trẻ ăn những món ăn này. Đây là những thực phẩm dễ gây táo bón cho trẻ, thậm chí trẻ sẽ bị táo bón mạn tính nếu ăn thường xuyên. Ngoài nguyên nhân gây táo bón ở trẻ, việc ăn nhiều thực phẩm chứa dầu mỡ còn khiến trẻ có nguy cơ bị béo phì và các hội chứng chuyển hóa khác.

  • Đồ uống có gas

Đồ uống có gas cũng là loại đồ uống được sử dụng nhiều trong ngày Tết. Tuy nhiên các mẹ cần hạn chế cho bé uống các loại nước ngọt có gas vì những đồ uống này không hề tốt cho sức khỏe của bé. Lý do bởi các loại đồ uống này có chứa nhiều phẩm màu công nghiệp, chứa nhiều gas... khiến hệ tiêu hóa của bé bị kích thích, đầy hơi - đây cũng là nguyên nhân gây táo bón ở trẻ.

  • Các loại thịt đỏ

Thịt lợn, thịt bò, thịt trâu… là những loại thịt được lựa chọn nhiều trong ngày Tết. Tuy nhiên, thịt đỏ chứa rất nhiều chất béo không có lợi. Hệ tiêu hóa non nớt của trẻ cần rất nhiều thời gian để xử lý các loại chất béo này. Bên cạnh đó, thịt đỏ còn chứa sắt và các sợi protein khó tiêu hóa, làm cho tình trạng táo bón của bé trầm trọng hơn. Vì vậy, khi bé đang bị táo bón, mẹ cần hạn chế cho con ăn các loại thịt màu đỏ.

  • Đồ ăn mặn, cay

Nhiều gia đình thường chế biến các món ăn mặn và cay để đãi khách trong dịp Tết. Những món ăn có hàm lượng muối cao, đồ ăn mặn khi được nạp vào cơ thể sẽ khiến cho các cơ quan trong hệ tiêu hóa gia tăng việc hấp thu nước, đặc biệt là đại tràng. Điều này dẫn tới tình trạng phân bị khô cứng lại, tạo nên độ ma sát lớn tại phần niêm mạc ruột dạ dày, gây táo bón ở trẻ hoặc làm cho trẻ bị táo bón nặng hơn.

  • Thực phẩm đông lạnh

Nhiều gia đình chọn thực phẩm đông lạnh cho ngày Tết vì tính tiện lợi, tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, những thực phẩm này thường chứa hàm lượng natri cao và có thể gây táo bón cho trẻ.

  • Sữa

Do có ít thời gian để chăm sóc trẻ trong ngày Tết nên nhiều phụ huynh thường cho trẻ uống sữa thay cơm. Tuy nhiên, trong sữa bò chứa một số loại protein có thể gây phản ứng với hệ miễn dịch của trẻ và tác động tiêu cực tới hệ tiêu hóa. Đặc biệt sữa cũng làm tăng nguy cơ gây táo bón mạn tính ở trẻ.

Cách trị táo bón cho trẻ trong dịp Tết

Táo bón là một bệnh phổ biến có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi, giới tính nào. Tuy nhiên, giai đoạn bé từ 3-5 tuổi thường dễ dàng mắc phải.

Nếu bé nhà mình có các triệu chứng của táo bón các mẹ đừng quá lo lắng, hãy tìm cách trị táo bón cho trẻ ngay bằng viêc:

Điểu chỉnh chế độ ăn uống cho hợp lý, đủ dưỡng chất

11-3

Hình minh họa

Theo khoa học nghiên cứu các thực phẩm có màu trắng như: cơm, bánh mỳ… thường kiến trẻ dễ mắc táo bón hơn. Vì thế, việc cân đối lại chế độ ăn là vô cùng cần thiết để trẻ có thể đủ chất dinh dưỡng, vitamin cho cơ thể.

Nên ăn nhiều thức ăn có chứa chất xơ như các loại rau và hoa quả tươi: dưa hấu, chuối tiêu, các loại khoai, củ cải, cải thảo, bầu, giá đỗ và các loại măn

Chất xơ trong hoa quả sẽ làm phân xốp, làm khối lượng phân tăng lên đáng kể, sẽ kích thích vận động đường ruột, lại có thể bảo lưu thủy phần, tránh phân quá khô.

Nho khô là loại thực phảm chứa nhiều chất xơ nên rất tốt khi điều trị táo bón. Nho khô có thể ép làm nước cốt cho trẻ uống vào mỗi buổi sáng.

  • Nên cho trẻ uống đủ nước: 1,5lít/ngày, cho mềm phân.
  • Ăn kết hợp thêm một số thức ăn bổ dưỡng khác để nhuận tràng như: mật ong, vừng, hạnh, đào, bơ, sữa trâu, sữa bò…
  • Tăng thêm lượng dầu ăn, dầu đậu nành, dầu hạt cải … khi đun nấu thức ăn.
  • Hạn chế các loại thức ăn kích thích như hẹ, tỏi, thức ăn mặn vị đậm.

Tập cho trẻ đi đại tiện đúng nơi, đúng thời điểm

Việc tập cho trẻ những thói quen hàng ngày là điều hoàn toàn có thể. Vì giai đạn từ 3 tuổi trở lên trẻ con thường có khả năng học tập và bắt chước rất tốt.

Trước tiên, hãy chỉ trẻ cách đi đại tiện ngồi bô, sau đó là ngồi bồn cầu mỗi lần mỗi ngày để trẻ tự làm quen và tự nhận ra khi nào cần đi đại tiện. Bên cạnh đó, hệ tiêu hóa của trẻ cũng sẽ phản xạ tốt hơn.

Cho trẻ vận động thường xuyên: để giúp cơ thể, đặc biệt là cơ bụng được hoạt động, co bóp thường xuyên giúp cho việc đại tiện diễn ra thuận lợi.

Sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ giảm táo bón cho trẻ

Cách trị táo bón cho trẻ bằng thuốc thường được sử dụng vì hiệu quả cao nhanh chóng và tiện lợi. Các thuốc điều trị táo bón được chia ra như sau:

  • Thuốc trị táo bón tạo khối (igol, metamucil).
  • Thuốc trị táo bón thẩm thấu (sorbitol, forlax, lactitol): chứa các muối vô cơ, đường. Khi uống vào, thuốc giữ nước trong lòng ruột giúp thải phân ra ngoài dễ dàng hơn.
  • Các thuốc làm mềm phân (docusat) giúp nước thấm vào khối phân, làm phân mềm và dễ di chuyển hơn
  • Các thuốc bôi trơn (norgalax, microlax) dùng bơm hậu môn.
  • Thuốc trị táo bón kích thích (bisacodyl, cascara), tác động trực tiếp lên thần kinh chức năng vận động bài tiết của ruột, gây co bóp các cơ thành ruột tạo nhu động ruột đẩy phân ra ngoài.

Tuy nhiên, không nên sử dụng bất kỳ loại thuốc chữa táo bón nào kéo dài quá 8-10 ngày. Vì các thuốc trên điều có tác dụng phụ, nên tốt nhất các mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo sức khỏe cho con mình.

Thanh Hằng (tổng hợp)

comment Bình luận

largeer