Mang thai mẹ khóc nhiều ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Khi mang thai chắc hẳn nhiều bà mẹ được khuyên không nên quá xúc động vì như thế sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi không chỉ về tâm lý mà còn về sức khỏe. Vậy cụ thể khi mang thai nếu mẹ khóc nhiều sẽ ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?
12/12/2020 17:31

Mẹ bầu khóc sẽ ảnh hưởng gì đến thai nhi?

phu-nu-khoc-khi-mang-thai-tac-dong-tieu-cuc-den-con-nhu-the-nao-4902de87

Khi mang thai mẹ khóc quá nhiều có thể khiến trẻ sinh ra nói muộn, tự kỷ hoặc tăng động

Mang thai sẽ khiến cho tâm lý của người mẹ biến đổi rất nhiều, người mẹ sẽ có thể trải qua những cảm giác mệt mỏi, căng thẳng, khó chịu thậm chí là bật khóc thường xuyên. Nếu cơ thể mẹ bầu căng thẳng sẽ khiến sản sinh ra nhiều cortisol, loại hormone này có thể sẽ đi qua nhau thai và vào cơ thể thai nhi. Và sự gia tăng đột biến nồng độ cortisol có thể gây ra hậu quả là trẻ sau khi sinh ra sẽ có nguy cơ lớn bị tăng động, tự kỷ, chậm phát triển ngôn ngữ, thậm chí còn có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch.

Mẹ khóc quá nhiều khi mang thai con sinh ra có thể bị trầm cảm

Theo ước tính, có khoang 10% sản phụ bị trầm cảm trước, trong và sau khi sinh con. Nếu mẹ bị trầm cảm, buồn khóc nhiều sẽ không tốt cho thai nhi khi sinh ra, vì nguy cơ lớn trẻ cũng sẽ gặp những vấn đề tương tự khi trưởng thành. Hoặc trẻ cũng có thể sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc bộc lộ cảm xúc cá nhân hơn so với những đứa trẻ khác.

Mẹ khóc khi mang thai có thể làm ảnh hưởng đến tính cách của con sau này

Trong quá trình mang thai nếu mẹ bầu hay khóc, khóc chịu, cáu gắt,…thì sẽ ít nhiều làm ảnh hưởng đến tính cách của trẻ. Theo các chuyên gia tâm lý, trẻ sinh ra từ những người mẹ hay khóc, tâm lý không ổn định sẽ thường có thái độ tiêu cực, ít hòa đồng với mọi người so với những đứa trẻ được sinh ra từ những mẹ bầu vui vẻ, thoải mái, tâm lý ổn định. Ngoài ra, nguy cơ mối quan hệ mẹ con cũng sẽ không được gắn kết tốt như bình thường.

Trẻ cũng có thể bị suy dinh dưỡng nếu mẹ khóc nhiều khi mang thai

Khi mang thai, nếu người mẹ khóc quá nhiều lượng oxy đến thai nhi sẽ ít hơn so với bình thường. Ngoài ra, khi tâm trạng người mẹ không tốt cũng sẽ thường chán ăn, bỏ bữa. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng thai nhi không được cung cấp đủ lượng dinh dưỡng để phát triển, dẫn đến trẻ sau khi sinh sẽ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

Những nguyên nhân nào làm người mẹ dễ khóc khi mang thai

ba-bau-khoc-min

Do sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai, đây có lẽ là thủ phạm chính trong việc làm những mẹ bầu thường hay khóc khi mang thai. Cụ thể, khi mang thai, nồng độ progesterone sẽ gia tăng ca đặc biệt là vào hai tháng cuối thai kỳ. Và đây chính là nguyên nhân khiến bà bầu nhạy cảm hơn so với bình thường và hay nghĩ ngợi nhiều nên sẽ rất dễ bật khóc.

Mẹ bầu bị căng thẳng khi mang thai, nên dễ bật khóc. Và điều này có thể dẫn đến dễ kích hoạt các phản ứng viêm, gây ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi.

Khi mang thai phụ nữ thường mặc cảm về bản thân bởi sự thay đổi của làn da, vóc dáng,…và đây cũng là một trong những nguyên nhân thường thấy làm mẹ bầu mau chảy nước mắt.

Làm thế nào để mẹ bầu ít khóc khi mang thai?

Mẹ bầu nên thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, tránh việc bỏ bữa vì điều này có thể làm tâm trạng của mẹ bầu thay đổi, mau khóc hơn so với bình thường.

Mẹ bầu cũng nên đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc để tâm trạng không bị ảnh hưởng, cáu gắt hay khó chịu.

Ngoài ra, khi mang thai người mẹ cũng hay lắng nghe cơ thể mình, nên học cách chia sẻ tâm trạng với chồng, bạn bè, người thân trong gia đình để không bị bức bối, khó chịu. Nên tập luyện, làm những điều bản thân thấy vui vẻ để không suy nghĩ những điều tiêu cực, làm ảnh hưởng đến cảm xúc dẫn đến dễ tủi thân, dễ khóc.

Thu Hằng

comment Bình luận

largeer