Mẹ bầu cẩn trọng bị cúm khi mang thai

Thời tiết giao mùa là thời điểm bùng phát nhiều dịch bệnh, trong đó có bệnh cúm. Với các mẹ đang mang thai, việc để "dính" bệnh cúm hết sức nguy hiểm không thể xem thường.
30/11/2020 12:16

Cúm mùa là gì?

Không khí, nhiệt độ đột ngột thay đổi khiến sức đề kháng của chúng ta không thể phản ứng kịp nên dễ bị các vi khuẩn tấn công. Trong điều kiện này, vi khuẩn cúm là một trong những loại phát triển mạnh nhất có thể bùng phát thành dịch.

Cúm mùa là một bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Bệnh xảy ra hàng năm, thường vào mùa đông xuân, lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp. Ở nước ta, có 3 loại virus gây Cúm mùa thường gặp nhất là Cúm A, Cúm B, Cúm A/H1N1 (ít gặp), nguy cơ tiến triển thành dịch cao.

cum

Hình minh họa.

Nguyên nhân của bệnh cúm là do virus cúm (Influenza virus), virus này liên tục biến thể với các chủng mới xuất hiện thường xuyên. Những biến đổi nhỏ liên tục gọi là “trôi” kháng nguyên (antigenic drift) gây nên các vụ dịch vừa và nhỏ. Khi những biến đổi nhỏ và dần dần tích tụ lại thành những biến đổi lớn, tạo nên type kháng nguyên mới, đó là do sự tái tổ hợp giữa các chủng virus cúm động vật và cúm người. Những phân type kháng nguyên mới này sẽ gây đại dịch cúm trên toàn cầu.

Biểu hiện của bệnh cúm là sốt, đau họng, đau đầu, nghẹt mui, ho, cơ thể mệt mỏi...

Ảnh hưởng của bệnh cúm đối với thai phụ

Mặc dù là căn bệnh xuất hiện thường niên theo mùa và hầu hết là lành tính nhưng với phụ nữ đang mang thai, để căn bệnh này tồn tại trong cơ thể là một điều hết sức nguy hiểm.

Ở phụ nữ mang thai, khi mắc cúm thường nặng hơn và thời gian bị bệnh cũng thường kéo dài hơn người bình thường. Trung bình đối với người bình thường, bệnh cúm thường kéo dài từ 3 - 4 ngày nhưng đối với phụ nữ mang thai có thể lâu hơn vài ngày. Bệnh cúm tiến triển nặng có thể gây viêm phổi cho thai phụ. Tình trạng viêm phổi ở phụ nữ mang thai nguy hiểm hơn người thường do họ có nhu cầu oxy lớn hơn bình thường trong khi hệ miễn dịch yếu đi.

cum

Bà bầu không nên coi thường bệnh cúm vì những biến chứng nguy hiểm. (Ảnh: Minh họa)

Trả lời với báo chí trước đó, TS.BS Đào Thị Hoa, Trưởng Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết: Đối với phụ nữ mang thai, việc điều trị cúm không đơn giản và cần đặc biệt chú ý vì nếu phương pháp điều trị không phù hợp có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ.

Với thai nhi, đặc biệt trong 3 tháng đầu, bệnh cúm có thể gây ảnh hưởng đến bất thường cấu trúc não, cấu trúc hệ thần kinh. Với người phụ nữ mang thai, khi nhiễm cúm mà không điều trị kịp thời, bệnh sẽ nặng lên rất nhiều, có thể dẫn đến viêm phổi, suy hô hấp, bệnh lý nhiễm trùng toàn thân. Tăng nguy cơ dọa sảy thai, thai lưu, dọa đẻ non, đẻ non.

Theo đó, nếu thai phụ bị cúm có thể dẫn đến những dị tật bẩm sinh ở thai nhi như hở hàm ếch, tim bẩm sinh (hở van tim), một số khiếm khuyết trên cơ thể. Vì não bộ của thai nhi rất dễ bị tổn thương do bệnh cúm của người mẹ trong 5 tháng đầu nên rối loạn tâm thần ở trẻ nhỏ cũng có khả năng xảy ra.

Nguyên nhân của các bất thường này là các kháng thể cúm của mẹ có khả năng lọt qua nhau thai và tác động xấu đến hệ miễn dịch còn non nớt của bào thai. Kết hợp với sự gia tăng thân nhiệt của mẹ khi bị bệnh (nhiệt độ tăng kéo dài ở mức cao từ 39 độ C thì phải thận trọng) là những yếu tố tác động xấu đến não bộ của thai nhi. Ngoài ra, các thuốc trị bệnh cúm cũng tác động xấu đến hệ thần kinh trung ương của bào thai.

Mẹo trị cúm an toàn cho bà bầu

 Do các loại thuốc trị cúm có những tác động xấu đến thai nhi như đã nêu nên những phương pháp dân gian được các mẹ bầu ưu tiên sử dụng. Dưới đây là một số cách chữa cúm tại nhà các mẹ bầu có thể tham khảo.

Tỏi: Tỏi là thực phẩm sẵn có, chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy ở mọi nơi. Sử dụng tỏi để trị cúm cho bà bầu là phương pháp lành tính, an toàn cho cả mẹ và bé. Để điều trị cảm cúm bằng tỏi bạn chỉ cần giã tỏi cho nát và ngửi nhiều lần. Nếu muốn tác dụng nhanh hơn, bà bầu có thể giã tỏi uống với nước hoặc dùng dấm tỏi trong bữa ăn hằng ngày để phòng cúm.

Tía tô, kinh giới: Đây là hai loại rau có tác dụng cực kỳ tốt trong việc giải cảm. Kinh giới và tía tô có vị cay tính ấm, trị đau nặng đầu, sưng họng, buồn nôn do lạnh. Chỉ cần dùng một nắm tía tô, kinh giới sắc lấy nước uống, các triệu chứng của cúm có thể nhanh chóng thuyên giảm.

Gừng: Gừng có tính ấm, giàu khoáng chất chống virus hết sức hiệu quả, có thể tiêu hủy các mầm bệnh và tốt cho dạ dày. Với bà bầu bị cúm, bạn chỉ cần dùng gừng đun nước uống hoặc sử dụng trà gừng thường xuyên sẽ đem lại hiệu quả.

Dương Nhung (tổng hợp)

comment Bình luận

largeer