Mạo danh cả Bộ Công an, Bộ Y tế để tung tin giả giữa dịch COVID-19
Mạo danh cả Bộ Công an, Bộ Y tế để tung tin giả
Sáng 21/7, Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam (VAFC), Bộ Thông tin truyền thông (TTTT) đăng tải thông tin bác bỏ tin giả: "Một người dân phẫn uất với cách chống dịch COVID-19, ngay giữa đường bức bách tự thiêu là tin sai sự thật"
Theo đó, sau khi trên mạng xã hội Facebook đang lan truyền hình ảnh "một người ở TP.HCM tự thiêu" và bình luận nguyên nhân là do "phẫn uất với cách chống dịch COVID-19", VAFC đã xác minh từ Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM và UBND phường Trường Thọ, TP Thủ Đức, TP.HCM.
Hàng loạt tin giả được phát hiện và đăng tải trên website của Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam
Theo thông tin xác minh từ các đơn vị liên quan, khẳng định thông tin trên là sai sự thật.
Trao đổi với báo chí, ông Từ Lương - Phó Giám đốc Sở Thông tin Truyền thông TP.HCM cho biết: Trong những ngày gần đây, lợi dụng không gian mạng, một số đối tượng đã chủ động, cố tình tung tin xuyên tạc, kích động gây chia rẽ chính quyền nhân dân, xuyên tạc vô căn cứ ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và nhà nước, ảnh hưởng uy tín TP.HCM và đặc biệt là công tác phòng, chống dịch.
Theo Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam (Bộ TTTT), thời gian qua, các tin giả liên quan dịch bệnh đang là thông tin được cảnh báo và xử phạt hành chính nhiều nhất. Dù mới đi vào hoạt động từ giữa tháng 1.2021, hiện nay mỗi ngày, Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam nhận được 15 - 17 cuộc điện thoại của người dân để hỏi về quy trình phản ánh tin giả đến cơ quan chức năng.
Thông tin giả mạo Bộ Y tế cho rằng COVID-19 là một loại vi khuẩn bị nhiễm phóng xạ... đang lan tràn trên mạng xã hội
Trong vài tháng qua, theo thống kê hàng loạt vụ tung tin giả liên quan dịch COVID-19 đã bị cơ quan chức năng ở nhiều địa phương từ Hà Nội, Bắc Giang, Đà Nẵng, TP.HCM, Sóc Trăng, Cần Thơ, An Giang, Cà Mau xử lý.
Nguy hiểm hơn, xuất hiện tình trạng các đối tượng tung tin giả mạo danh Bộ Y tế, Bộ Công an gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự, đặc biệt là trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Báo chí là đơn vị kiểm chứng thông tin
Mới đây, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết số 78/NQ-CP về công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Trong đó, Chính phủ chỉ đạo Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, các cơ quan báo chí thuộc phạm vi quản lý tổ chức thực hiện tốt công tác truyền thông, cung cấp kịp thời thông tin cho nhân dân, góp phần củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, huy động toàn dân đoàn kết, tham gia phòng, chống dịch; để nhân dân hiểu, bình tĩnh, chia sẻ, ủng hộ và tích cực thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch; giám sát, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý thông tin xấu độc, xuyên tạc, giả, bịa đặt, các hình thức lừa đảo trực tuyến lợi dụng tình hình dịch bệnh trên không gian mạng.
Cổng thông tin Bộ Công an giả mạo mới bị phát hiện
Ông Lê Ngọc Sơn - Chuyên gia nghiên cứu truyền thông và quản trị khủng hoảng (hiện ở Đức) cho biết, hiện tượng tin giả lan truyền trên mạng không chỉ là chuyện đau đầu ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước khác trên thế giới.
Theo ông Lê Ngọc Sơn, để hạn chế và chống tin giả, Việt Nam cần bộ máy truyền thông chính phủ mạnh, có kỹ thuật, kỹ năng tốt để có thể cung cấp ngay lập tức những thông tin khẩn cấp cho người dân, giúp họ tránh bị điều hướng bởi thông tin giả, độc hại.
Ông Sơn dẫn chứng tại Đức cũng đã có luật phạt tù với người tung tin giả gây nguy hại lớn cho cộng đồng. Bên cạnh đó, các mạng xã hội như Facebook, Twitter cũng đã thành lập liên minh chống tin giả. Theo luật Đức, sau khi có phản ánh tin giả, ngay lập tức nhà cung cấp nền tảng mạng xã hội phải có phản ứng, nếu phản ứng chậm có thể bị phạt 500.000 Euro cho một tin giả.
"Facebook đã phải thỏa hiệp với một số nước châu Âu. Ở Đức, Facebook thỏa hiệp với Chính phủ để có thể xây dựng một đơn vị độc lập thứ ba nhằm kiểm chứng về sự xác tín của thông tin. Bên thứ ba được mời để kiểm chứng thông tin là những đơn vị cung cấp thông tin uy tín như Hãng tin AP, Đài ABC News", ông Sơn cho biết.
Theo Lao động
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Reborn Lift – Phương pháp trẻ hóa đa điểm giúp căn chỉnh gương mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng
Phương pháp Reborn Lift được nhiều chị em lựa chọn vì mang đến giải pháp trẻ hóa toàn diện, giúp điều chỉnh các đường nét khuôn mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng, tạo nên vẻ đẹp hài hòa và tự nhiên. Sử dụng công nghệ nâng cơ đa điểm tiên tiến, Reborn Lift không chỉ giúp làn da trở nên săn chắc mà còn hỗ trợ định hình cấu trúc khuôn mặt, duy trì sự cân đối và nét tươi trẻ lâu dài.November 23 at 6:06 pm -
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm