Miếng dán tránh thai có thực sự hiệu quả?

Sử dụng miếng dán tránh thai là phương pháp tránh thai hiện đại và tiên tiến, được nhiều chị em áp dụng và đạt được hiệu quả cao. Tuy nhiên, nếu không sử dụng đúng cách, cơ thể sẽ gặp phải những lo ngại về sức khỏe.
13/10/2020 16:40

Trên thực tế, miếng dán tránh thai được bắt đầu sử dụng ở Mỹ từ năm 2001 và ở Châu Á từ nhiều năm trước. Tuy nhiên, tại Việt Nam, miếng dán tránh thai chỉ xuất hiện trong những năm gần đây. Thời gian qua, công dụng "thần thánh" của miếng dán tránh thai được truyền tai nhau khiến nó trở thành món hàng "hot", mệnh danh là "miếng dán tình yêu" được nhiều chị em săn lùng.

Về hình dáng, miếng dán tránh thai là một miếng dán nhỏ và mỏng. Phụ nữ nên sử dụng phương pháp này bằng cách dán trực tiếp lên da, có thể da vùng mông, bụng, lưng hoặc có thể dán lên vùng da bắp tay.

Thông thường, phụ nữ sẽ sử dụng miếng dán đầu tiên vào ngày đầu tiên của kỳ kinh, sau đó mỗi tuần thay miếng dán một lần, liên tục trong 3 tuần. Sau 3 tuần sử dụng, ngưng dán 1 tuần và sẽ có kinh nguyệt trong tuần đó. Cũng như thuốc viên ngừa thai hàng ngày, miếng dán tác động theo 3 cơ chế: ngăn chặn sự rụng trứng, giảm độ dày nội mạc tử cung và làm đặc dịch cổ tử cung, do đó cản trở sự xâm nhập của tinh trùng vào tử cung.

mieng dan tranh thai

Hình minh họa.

Cơ chế hoạt động của nó chính là kích thích giải phóng estrogen và progestin nhằm mục đích ngăn ngừa quá trình rụng trứng của phụ nữ. Như vậy, trứng sẽ không có cơ hội để “gặp” tinh trùng và khó có thể thụ thai. Hơn nữa, phương pháp này cũng có tác dụng khiến cho dịch nhầy ở cổ tử cung đặc lại và khiến tinh trùng khó gặp trứng và giúp thụ thai.

Nếu được dùng đúng cách, miếng dán tránh thai sẽ cho hiệu quả tránh thai cao, có thể trên 95 %.

Trả lời trên Infonet, bác sĩ chuyên khoa I Dương Ngọc Vân – Bệnh viện Medlatec cho biết miếng dán tránh thai là phương pháp tránh thai rất thuận tiện hiện đang được nhiều chị em lựa chọn. Dù hiệu quả cao nhưng miếng dán tránh thai cũng giống đa số các phương pháp tránh thai khác, đều mang lại ít nhiều những tác dụng phụ không mong muốn.

Cơ thể quá mẫn cảm với thành phần của miếng dán tránh thai hàng ngày có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, nôn ói, hoa mắt, đau và căng tức ngực, cảm giác châm chích tại vùng dán, suy giảm ham muốn tình dục…

Các biểu hiện này gặp chủ yếu trong 2 tháng đầu khi chị em sử dụng miếng dán tránh thai, nhưng sẽ giảm dần theo thời gian chị em không nên quá lo lắng.

Do đặc trưng thẩm thấu qua da rồi đi vào máu nên sử dụng miếng dán tránh thai hàng ngày sẽ gia tăng thêm 60% lượng estrogen so với uống thuốc tránh thai. Đây chính là nguyên nhân tạo ra các tai biến huyết khối ở phụ nữ sau khi dùng.

Một số dấu hiệu của tình trạng huyết khối có thể giúp người bệnh sớm nhận biết dấu hiệu đau bắp chân, đau tức ngực, hiện tượng ho ra máu…

Cũng chính vì cơ chế thẩm thấu hormone trực tiếp vào máu mà miếng dán tránh thai có thể tăng nguy cơ gây bệnh tim mạch ở người phụ nữ. Các chuyên gia cho biết, hormone đi trực tiếp vào mạch máu là nguyên nhân gây ra số bệnh bệnh về tim mạch cao gấp nhiều lần so với viên nén tránh thai. Do đó, không nên dùng miếng dán tránh thai cho những đối tượng mắc bệnh mãn tính, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, hở van tim, phụ nữ trên 35 tuổi và hút thuốc lá, mắc bệnh tiểu đường…

Ngoài ra, lưu ý khi sử dụng miếng dán tránh thai bị rong huyết kéo dài, bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám. Vì tình trạng rong huyết do miếng dán tránh thai thường mất đi sau một vài chu kỳ kinh nguyệt

Thùy Dương (tổng hợp)

comment Bình luận

largeer