Một năm sau khi bị nhiễm COVID-19, nhiều bệnh nhân mệt mỏi và khó thở
Một năm sau khi nhập viện vì COVID-19, nhiều bệnh nhân vẫn còn cảm thấy mệt mỏi và khó thở.
"Khoảng một nửa" số bệnh nhân xuất viện "vẫn còn mắc phải ít nhất một triệu chứng dai dẳng (thường là mệt mỏi hoặc yếu cơ) và 1/3 bệnh nhân vẫn còn khó thở" sau 12 tháng, nhấn mạnh bài báo đăng trên tạp chí The Lancet vào ngày 27/8.

(Ảnh minh họa)
Tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn ở những bệnh nhân bị COVID-19 dạng nặng, những người đã nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt.
Kết quả nghiên cứu của 1.300 người
Các nhà nghiên cứu dựa trên kết quả kiểm tra sức khỏe của gần 1.300 người được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 5/ 2020 từ một bệnh viện ở Vũ Hán, thành phố đầu tiên bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Họ so sánh những dữ liệu này với những dữ liệu thu thập được 6 tháng sau khi xuất viện của cùng một bệnh nhân.
Kết quả: “Tỷ lệ bệnh nhân có ít nhất 1 triệu chứng hoặc di chứng vẫn giảm từ 68% sau 6 tháng xuống còn 49% sau 12 tháng".
“Tỷ lệ bệnh nhân khó thở (khó chịu về đường hô hấp) đã “tăng nhẹ, từ 26% trong lần khám sau sáu tháng, lên 30% trong lần khám sau 12 tháng”.
Và tỷ lệ bệnh nhân có khả năng khuếch tán phổi giảm (tức là chuyển oxy và carbon dioxide giữa phổi và máu kém hơn) cho thấy không có sự cải thiện giữa hai thời hạn.
Nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ bệnh nhân lo âu hoặc trầm cảm tăng lên 26% so với 23%.
Phụ nữ dễ bị mệt mỏi
Các tác giả cũng chỉ ra rằng phụ nữ có nguy cơ bị mệt mỏi hoặc yếu cơ dai dẳng hơn 43% so với nam giới và khả năng được chẩn đoán là mắc chứng lo âu hoặc trầm cảm cao gấp đôi. Họ cũng bị ảnh hưởng nhiều hơn gấp ba lần do giảm khả năng khuếch tán của phổi.
Tuy nhiên, các tác giả lưu ý rằng phần lớn (88%) bệnh nhân đã làm việc trước khi mắc bệnh đã quay trở lại vị trí của họ 1 năm sau đó.
Nghiên cứu đầu tiên với 1 năm nhìn lại, bổ sung vào nghiên cứu trước đó cảnh báo các nhà chức trách ở các quốc gia khác nhau rằng "hệ thống y tế phải được chuẩn bị để cung cấp hỗ trợ lâu dài" cho các bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi COVID-19.
"Covid kéo dài là một thách thức đối với ngành y tế" , The Lancet lo lắng trong một bài xã luận đính kèm với nghiên cứu, kêu gọi nghiên cứu thêm để hiểu cơ chế và quản lý tốt hơn những bệnh nhân mắc phải nó.
Bình Minh (dịch)

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm -
Chấm dứt ợ hơi, ợ chua, mất ngủ nhờ phương pháp đo áp lực thực quản HRM hiện đại
Từng khổ sở với ợ hơi, ợ chua, nuốt vướng và mất ngủ triền miên, chị H.T.B.L (38 tuổi) đã tìm lại giấc ngủ ngon và sức khỏe chỉ sau thời gian ngắn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc nhờ kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM.July 1 at 12:00 pm -
Long Châu hợp tác cùng Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia chủ động tiên phong tiến hành “kiểm tra kép vì sức khỏe người dân và khách hàng”
Trước thực trạng thuốc giả, thực phẩm chức năng giả làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng, hưởng ứng chủ trương của Chính phủ trong phòng chống hàng giả, hàng kém chất lượng, hệ thống nhà thuốc Long Châu chủ động tiên phong ký kết hợp tác chiến lược với Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (Bộ Y tế).June 25 at 5:09 pm