Một số chia sẻ về vị thuốc đông y cam thảo bắc

Cây cam thảo bắc đã được sử dụng trong nhiều bài thuốc đông y từ xa xửa với nhiều công dụng như giúp chữa ho, chống viêm loét dạ dày, giúp nhanh chóng lành vết thương
01/07/2022 15:50
cong-dung-cam-thao-bac

Nhận biết dược liệu cam thảo bắc

Cam thảo bắc có tên khoa học: Glycyrrhiza uralensis Fisher/ Glycyrrhiza glaba L. thuộc họ Đậu (Fabaceae).

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cam thảo bắc là cây nhỏ sống nhiều năm, có một hệ thống rễ và thân ngầm rất phát triển. Thân cây mọc đứng có cao 0,5 – 1,5m. Thân cây yếu, lá kép lông chim lẻ, có 9 – 17 lá chét hình trứng. Hoa cam thảo bắc có hình bướm, màu tím nhạt.

Cam thảo bắc có rễ hình trụ, thẳng hay hơi cong queo, thường dài 20-30cm, đường kính 0,5-2,5cm. Cam thảo bắc chưa cạo lớp bần bên ngoài có màu nâu đỏ cùng những vết nhăn dọc. Cam thảo bắc đã cạo lớp bần có màu vàng nhạt. Rễ cam thảo khó bẻ gãy, vết bẻ màu vàng nhạt có nhiều xơ dọc. Mặt cắt ngang rễ cam thảo có nhiều tia ruột từ trung tâm tỏa ra, trông giống như nan hoa bánh xe. Rễ cam thảo có mùi đặc biệt, vị ngọt hơi khé cổ.

Tác dụng dược lý của dược liệu cam thảo

Cam thảo bắc được sử dụng với nhiều công dụng như:

Tác dụng điều trị viêm loét dạ dày: Dịch chiết cam thảo có tác dụng chống loét dạ dày.

Cam thảo có tác dụng chống co thắt cơ trơn.

Cam thảo có tác dụng long đờm do có thành phần saponin.

Cam thảo có tác dụng tương tự cortison do thành phần Glycyrrhizin, giúp giữ nước trong cơ thể kèm theo tích các ion Na+ và Cl- và tăng thải ion K+, giảm lượng nước tiểu, tăng huyết áp. Nếu sử dụng cam thảo trong khoảng thời gian lâu có thể gây hiện tượng phù tích nước.

Cam thảo còn có khả năng chống viêm, chống loét, làm lành vết thương.

Cam thảo có tác dụng ức chế enzym monoaminoxydase (MAO).

Cam thảo còn có tác dụng nâng cao khả năng miễn dịch.

Bác sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn cho biết cam thảo bắc là một vị thuốc bổ khí, có tác dụng chống suy nhược mệt mỏi. Đông y cũng thường sử dụng vị thuốc cam thảo bắc làm thuốc dẫn vào kinh, chữa nhiều bệnh như viêm họng, ho, nhiều đờm… và các bệnh về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, tá tràng,.. Ngoài ra, cam thảo bắc còn có tác dụng giải độc, điều hòa tác dụng của các phương thuốc.

Chủ trị: Cam thảo bắc dùng làm thuốc chữa ho; chữa loét dạ dày, tránh dùng dài ngày vì gây phù; dùng làm chất điều vị, tạo ngọt nhất là các phương thuốc có vị đắng, khó uống như hoàng liên, xuyên tâm liên,…; là thành phần dùng trà nhuận tràng; chống suy nhược mệt mỏi, tăng cường khả năng miễn dịch.

IMG_0801

Cách dùng và liều dùng dược liệu cam thảo bắc

Cam thảo được dùng dạng thuốc sắc, cao thuốc, bột, thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác. Mỗi ngày dùng 2 – 9g Cam thảo bắc. Trong Y học hiện đại, ngoài công dụng tạo vị ngọt cho dung dịch uống, làm tá dược tạo vị bào chế thuốc viên, cam thảo còn được dùng làm thuốc ho, thuốc giải độc:

Cách dùng thuốc chữa loét dạ dày và ruột: Mỗi ngày uống 3 – 4g, chia làm 3 lần uống trong ngày. Uống 7 – 14 ngày. Sau đó nghỉ vài ngày để tránh hiện tượng phù nền, nặng mật.

Cách dùng thuốc chữa loét dạ dày: Chỉ sử dụng một vị cam thảo: Cao cam thảo 2 phần, nước cất một phần, hòa tan. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 thìa nhỏ. Không uống lâu quá 3 tuần lễ.

Cách dùng thuốc chữa ho, tiêu đờm: Thành phần gồm có cát cánh, kinh giới, bách bộ, mỗi vị 200g, cam thảo 60g, trần bì 100g. Các vị thuốc được nghiền mịn trộn đều, ngày uống 3 – 9g bột này, chia làm 3 lần uống vào sau 2 bữa ăn và trước khi đi ngủ, mỗi lần 1 – 3g. Có thể chế thành cao lỏng.

Cách dùng thuốc bổ cho người già yếu, thần kinh suy nhược, ăn uống kém tiêu: Hà thủ ô 10g, cam thảo 2g, đại táo (táo đen Trung Quốc) 5g, thanh bì 2g, trần bì 3g, sinh khương 3g, nước 600ml. Sắc còn 200ml, chia 3 – 4 lần uống trong ngày.

Lê Khanh - Sông Cấm

comment Bình luận

largeer