Một số vị thuốc đông y điều trị rối loạn tiền đình

Chóng mặt có thể khiến việc thực hiện các hoạt động hàng ngày, làm việc và đi lại trở nên khó khăn. Hầu hết các trường hợp chóng mặt không phải do một căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Thường chóng mặt là do rối loạn hệ thống tiền đình (hoặc cân bằng tai trong).
30/11/2022 11:59

Khi nào cần sử dụng thuốc trong điều trị rối loạn tiền đình

Mục đích chính của việc điều trị rối loạn tiền đình là kiểm soát các triệu chứng, giảm thiểu tình trạng khuyết tật chức năng, nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị chứng rối loạn tiền đình. Theo căn nguyên, các dạng rối loạn tiền đình khác nhau có thể được điều trị bằng thuốc, vật lý trị liệu, bao gồm vận động định vị lại vị trí, các biện pháp tâm lý trị liệu hoặc trong một số trường hợp hiếm hoi là phẫu thuật. dùng thuốc để điều trị là ưu tiên hàng đầu không chỉ với bệnh rối loạn tiền đình mà còn là sự lựa chọn cho nhiều bệnh lý nội khoa khác.

Rối loạn tiền đình đặc trưng bởi triệu chứng chóng mặt. Triệu chứng này không trực tiếp gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng lại khiến người dễ ngã và đẩy người bệnh vào tình huống nguy hiểm. Ngay khi được chẩn đoán rối loạn tiền đình người bệnh cần bắt tay vào điều trị ngay.

Điều kiện tiên quyết để điều trị thành công bằng thuốc đối với chóng mặt và các triệu chứng khác của rối loạn tiền đình là “4 D”: Chẩn đoán đúng, đúng thuốc, đúng liều lượng thích hợp và đủ thời gian.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Một số thuốc điều trị rối loạn tiền đình theo nguyên nhân gây bệnh

- Viêm dây thần kinh tiền đình: methylprednisolone – một loại corticosteroid đã được chứng minh có tác dụng cải thiện đáng kể việc phục hồi chức năng tiền đình ngoại biên ở bệnh nhân viêm dây thần kinh tiền đình số 8. bên cạnh đó thuốc ức chế tiền đình và thuốc chống nôn cũng được phối hợp sử dụng trong điều trị.

- Nhiễm trùng tai trong: Thuốc kháng sinh hoặc corticoid được chỉ định để chống viêm.

- Đau nửa đầu tiền đình: Các thuốc chống trầm cảm như amitriptyline, fluoxetine hoặc venlafaxine, thuốc chẹn β như propranolol hoặc metoprolol, thuốc chẹn canxi như verapamil, thuốc chống co giật như valproate hoặc topiramate, và chất ức chế anhydrase carbonic như acetazolamide… cũng có thể được phối sử dụng.

- Bệnh Meniere: thuốc lợi tiểu nhẹ, như hydrochlorothiazide-triamterene có thể làm giảm tần suất các cơn chóng mặt.

Đông y chữa rối loạn tiền đình

Một số vị thuốc thường dùng như Bạch quả, Hoàng kỳ, nhân sâm và cam thảo để tăng cường năng lượng sống và thúc đẩy tuần hoàn máu của cơ thể trong đó có vùng tai.

Thiên ma, câu đằng dùng để giải quyết các triệu chứng chóng mặt, đau đầu rất phù hợp với rối loạn tiền đình ở bệnh nhân đau nửa đầu.

Cát căn và vitex để giảm ù tai và mờ mắt.

Đông y cũng có rất nhiều bài thuốc điều trị rối loạn tiền đình tùy theo thể bệnh và sức khỏe của người bệnh như Thiên ma câu đằng ẩm, Lục vị kỷ cúc (Kỷ cúc địa hoàng hoàn), Bán hạ bạch truật thiên ma thang…

- Kỷ cúc địa hoàng hoàn điều trị các trường hợp người bệnh có biểu hiện: Chóng mặt, ù tai, có thể chóng mặt do thận dương hư suy, mất ngủ đặc biệt ra mồ hôi trộm ban đêm, bốc hỏa, cáu gắt.

- Thiên ma câu đằng ẩm điều trị các trường hợp người bệnh có biểu hiện: Nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, viêm tai giữa, nổi váng hoặc mờ mắt, mất ngủ do gan dương tăng, co cứng, co thắt, co giật hoặc các dạng hoạt động cơ không tự chủ (hội chứng parkinson).

- Đương quy thược dược tán dùng trong trường hợp: thiếu máu, chóng mặt, đánh trống ngực, năng lượng thấp, tay chân lạnh.

- Bán hạ bạch truật thiên ma thang thường dùng cho người bị chóng mặt, đau đầu, ngực sườn đầy tức kèm theo nhiều đờm…

Những lưu ý trong quá trình điều trị rối loạn tiền đình

Cùng với vật lý trị liệu và thay đổi lối sống thì thuốc là một trong ba trụ cột trong phác đồ điều trị rối loạn tiền đình. Việc sử dụng thuốc trong từng trường hợp xuất phát từ việc đánh giá đúng các triệu chứng, mức độ nghiêm trọng của bệnh tiền đình và các tác dụng phụ.

Cần tuân thủ tuyệt đối các hướng dẫn và y lệnh của bác sĩ.

Nếu tình trạng chóng mặt đang diễn ra, người bệnh cần nghỉ ngơi tại chỗ, tránh di chuyển để hạn chế ngã.

Cần ngủ đủ giấc và nên tập luyện thể dục thể thao để tăng tuần hoàn máu toàn cơ thể và giảm các triệu chứng của rối loạn tiền đình.

Theo Thaythuocvietnam

comment Bình luận

largeer