Nam Phi giục WTO miễn trừ quyền sở hữu trí tuệ với vaccine COVID-19
Ngày 28/9, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa đã hối thúc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đình chỉ quyền sở hữu trí tuệ (IP) đối với vaccine ngừa COVID-19 nhằm thu hẹp khoảng cách lớn về tỷ lệ tiêm chủng trên toàn thế giới.
Tại Pretoria, phát biểu tại hội nghị bàn tròn của WTO thảo luận về đại dịch COVID-19 và các vấn đề liên quan đến thương mại. được tổ chức theo hình thức trực tuyến, ông Ramaphosa nhấn mạnh: “Việc miễn trừ Hiệp định về các khía cạnh thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) trong thời gian nhất định theo đề xuất của Nam Phi và Ấn Độ - hiện cũng được nhiều quốc gia trên thế giới ủng hộ - là điều cấp thiết nếu chúng ta muốn cứu sống hàng triệu sinh mạng.”
Theo ông Ramaphosa, thế giới đang trải qua những tác động của bất bình đẳng trong các mô hình sản xuất toàn cầu. Tổng thống Nam Phi đưa ra con số chỉ có chưa đến 3% người trưởng thành được tiêm chủng đầy đủ ở hầu hết các nước thu nhập thấp, so với gần 60% ở các nước thu nhập cao.
Ông khẳng định: “Sự bất bình đẳng trên tổng thể này vừa bất công vừa phản tác dụng.”

Tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Uganda
Tháng 10/2020, Ấn Độ và Nam Phi đã đưa ra đề xuất tạm miễn trừ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine ngừa COVID-19 tại WTO, nhưng đề xuất này đến nay chưa đạt được đồng thuận.
Những người ủng hộ cho rằng việc tạm thời miễn trừ quyền sở hữu trí tuệ sẽ thúc đẩy sản xuất ở các nước đang phát triển và giải quyết tình trạng bất bình đẳng trong tiếp cận vaccine ngừa COVID-19.
Tuy nhiên, các hãng sản xuất dược phẩm lớn và các quốc gia sở tại của các hãng này phản đối với lý do bằng sáng chế không phải là rào cản chính để mở rộng quy mô sản xuất và cảnh báo động thái này có thể cản trở sự đổi mới.
[Các nước đang phát triển kêu gọi chấm dứt tích trữ vaccine]
Hiện áp lực đang gia tăng đối với việc phải đạt được một thỏa thuận trước hội nghị cấp bộ trưởng lần thứ 12 của WTO, dự kiến diễn ra từ ngày 30/11-3/12 tại Geneva.
Tổng Giám đốc WTO, bà Ngozi Okonjo-Iweala, cho rằng khoảng cách lớn khó thu hẹp về tỷ lệ tiêm chủng đã "tàn phá cuộc sống và sinh kế của người châu Phi" và "không thể chấp nhận được về mặt đạo đức."
Bà nói thêm: "Đó là lý do tại sao việc đưa ra kết quả tại WTO trong những tuần còn lại trước hội nghị bộ trưởng lần thứ 12 là hết sức quan trọng."./.
Thu Hồng (Theo TTXVN)

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Xác thực truy xuất nguồn gốc - 'thuốc đặc trị' chống hàng giả
Khi nền kinh tế số đang trở thành một trong những trụ cột phát triển của đất nước, thì yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.July 9 at 8:25 am -
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 3 at 12:01 pm -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am