Nét đẹp của nhà giáo trong công cuộc chống dịch COVID-19
Từ cuối tháng 7 đến nay, khi bà con ở TP HCM và các tỉnh phía Nam về quê tránh dịch theo kế hoạch đón người của tỉnh, bếp ăn 0 đồng Tình quê Sông Cầu do Hiệu trưởng Trường mầm non Xuân Phương Huỳnh Thị Kim Chánh cùng một số giáo viên ở các trường học trong thị xã (Phú Yên) lập nên liên tục đỏ lửa, cung cấp hàng ngàn bữa ăn cho bà con tại 13 khu cách ly tập trung của thị xã.

Các cô giáo bếp ăn Tình quê Sông Cầu chuẩn bị suất cơm miễn phí cho người dân ở 13 khu cách ly tập trung trên địa bàn thị xã
Để có kinh phí cho bếp hoạt động, các cô đã góp tiền túi, huy động từ người thân, bạn bè được 20 triệu đồng. Trong nhóm có những cô giáo gia cảnh còn khó khăn, lại ảnh hưởng dịch bệnh nên kinh tế càng eo hẹp. Dù vậy, các cô vẫn sẵn lòng bớt tiền chợ, góp sức cùng địa phương đi qua quãng thời gian này.
Ngày đầu hoạt động, bếp nấu được 59 suất ăn, sau đó tăng dần, có ngày lên đến 400 suất. Khi bếp quá tải, họ đã lập thêm bếp tại Trường mầm non Xuân Lộc (xã Xuân Lộc). Đến nay, được sự ủng hộ của UBND TX Sông Cầu và các mạnh thường quân, nguồn quỹ hỗ trợ vào bếp cũng tăng dần, đến nay đã được hơn 360 triệu đồng, 5 tấn gạo, 600 trứng gà, vịt…”.
Tại huyện miền núi Sơn Hòa, từ ngày dịch bùng phát, ngành giáo dục huyện này cũng đã lập bếp ăn của ngành với nguồn quỹ hoạt động hơn 80 triệu đồng do các thầy, cô toàn huyện đóng góp. Cô Đặng Thụy Thúy, Hiệu trưởng Trường mầm non 24/3 (thị trấn Củng Sơn), phụ trách bếp ăn, cho biết: “Chúng tôi lập 3 tổ, mỗi tổ 6 giáo viên, luân phiên mỗi ngày nấu 3 bữa ăn hỗ trợ miễn phí bà con đang cách ly tại Trường tiểu học Củng Sơn 2”. Từ đó, ngành giáo dục đã mở 10 bếp ăn nghĩa tình tại các địa phương, chung vai chia sẻ gánh nặng, góp sức cùng chính quyền sở tại chống dịch COVID-19.
Tham gia vào đội truy vết đầu tiên được thành lập ở tỉnh Đồng Nai với nhiệm vụ thần tốc xác định F0, bóc tách bệnh nhân COVID-19 ra khỏi cộng đồng, đồng thời truy vết các trường hợp F1 và F2 để có biện pháp ngăn chặn lây lan, cô Trần Thị Thư, Tổng phụ trách Đội Trường trung học cơ sở Bình Đa (thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) là một trong 3 thành viên nữ của đội truy vết số 1 gồm 12 thành viên.

3 thành viên nữ Đội truy vết số 1 tại khu phong tỏa phường Tân Hạnh (thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai)
Cô Thư thực hiện các công đoạn từ lấy mẫu dịch mũi, nhúng mẫu, bóp dịch đến đổ mẫu. Bình quân mỗi ngày, đội phải vào vùng dịch lấy mẫu khoảng 300 trường hợp, cao điểm lên đến 800 mẫu. Ngày thường, đội phải làm việc đến 11 hoặc 12 giờ đêm mới về, có hôm 1 - 2 giờ sáng, thậm chí thức trắng đêm.
Trong những ngày giãn cách xã hội, thầy Trần Minh Cang (31 tuổi), giáo viên Trường tiểu học Tam Phước (huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), đã vẽ những bức tranh thể hiện hình ảnh địa phương chống dịch COVID-19, từ nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cho đến quân nhân phân phát lương thực cho người dân. Thông qua bộ tranh này, thầy Cang muốn truyền tải thông điệp rằng “mọi người hãy tự bảo vệ bản thân và gia đình vì đó chính là bảo vệ cộng đồng”. Bên cạnh đó, thầy cũng muốn gửi lời động viên đến lực lượng chống dịch COVID-19.

Cảnh địa phương chống dịch Covid-19 qua nét vẽ của thầy Trần Minh Cang
Không những vậy, thầy Cang còn hăng hái tham gia công tác tình nguyện hỗ trợ chống dịch COVID-19. Mỗi ngày, thầy giáo 9X đều có mặt từ 7 giờ sáng nhận đồ, trang thiết bị bảo hộ rồi bắt đầu hỗ trợ đội lấy mẫu xét nghiệm tại tâm dịch ở thị trấn Long Hải (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) cho đến chiều tối.
Thông qua những hành động của mình, thầy Cang mong muốn góp một chút sức nhỏ để đẩy lùi dịch bệnh, giành lại bình yên cho gia đình và xã hội. Thầy giáo 9X cho rằng muốn dịch bệnh được kiểm soát thì mỗi người dân đều phải là chiến sĩ chống dịch COVID-19.
Có thể thấy, tấm lòng, nghĩa cử cao đẹp của các nhà giáo đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ, là nguồn lực dồi dào tiếp nối góp phần cùng quê nhà vượt qua đại dịch. Bên cạnh đó, hành động của họ cũng phần nào lan tỏa đến học sinh, sinh viên sự sẻ chia, kiên cường, nỗ lực cũng như tấm lòng nhân ái của dân tộc cùng đồng lòng, hợp sức trong công cuộc chống dịch COVID-19.
Thu Trang

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm -
Chấm dứt ợ hơi, ợ chua, mất ngủ nhờ phương pháp đo áp lực thực quản HRM hiện đại
Từng khổ sở với ợ hơi, ợ chua, nuốt vướng và mất ngủ triền miên, chị H.T.B.L (38 tuổi) đã tìm lại giấc ngủ ngon và sức khỏe chỉ sau thời gian ngắn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc nhờ kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM.July 1 at 12:00 pm -
Long Châu hợp tác cùng Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia chủ động tiên phong tiến hành “kiểm tra kép vì sức khỏe người dân và khách hàng”
Trước thực trạng thuốc giả, thực phẩm chức năng giả làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng, hưởng ứng chủ trương của Chính phủ trong phòng chống hàng giả, hàng kém chất lượng, hệ thống nhà thuốc Long Châu chủ động tiên phong ký kết hợp tác chiến lược với Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (Bộ Y tế).June 25 at 5:09 pm