Ngày 23 tháng chạp ăn cá chép được không?

Ngày 23 tháng Chạp là ngày ông Công ông Táo chầu trời. Vào ngày này mọi người thường mua cá chép vàng về cúng rồi thả xuống sông, ao hồ. Vậy có nên ăn cá chép sau khi cúng được không là điều nhiều người quan tâm.
09/12/2020 15:56

Những điều kiêng kị khi thả cá chép cúng ông Công ông Táo

  • Thả cá chép từ trên cao

Sau khi làm lễ ngày 23 tháng Chạp đến lúc thả cá chép thì mọi người không nên ném cá hoặc thả cá chép từ trên cao xuống nước bởi làm việc cá có nguy cơ bị chết. Bạn nên chọn địa điểm thả cá ở mép sông, ao hồ rồi thả từ từ xuống. Lưu ý cũng không nên để cá nguyên trong túi nilong rồi ném xuống nước.

  • Phóng sinh sau giờ Ngọ

Trước giờ Ngọ (12h trưa ngày 23 tháng Chạp) cá chép phải được thả xuống nước để ông Công ông Táo kịp lên thiên đình. Các gia đình nên dậy sớm chuẩn bị đồ cúng và làm lễ để kịp phóng sinh.

chon-mua-ca-chep
  • Phóng sinh cá ở giếng

Không nên phóng sinh cá ở giếng, các vùng nước đọng và những nơi nguồn nước bị ô nhiễm vì cá sẽ ít có cơ hội sống sót. Cũng cần chọn nơi ít người câu cá để tránh việc cá vừa thả ra đã bị đánh bắt.

  • Rán cá chép

Rán cá chép rồi cúng là điều đại kị khi cúng ông ông Táo mọi nhà không nên làm. Theo nhà nghiên cứu văn hóa, PGS.TS Nguyễn Thanh Tú: Mẫu gốc của mâm cỗ cúng Táo Quân là dùng cá chép sống và thả cá xuống sông để cá chép hóa rồng.

Việc cúng cá chép rán không vi phạm vì đây là phong tục không có quy định nào bắt buộc nhưng không đúng với mẫu gốc.

Ngày 23 tháng chạp ăn cá chép được không?

Cá chép hay các loại cá khác đều là thực phẩm phổ biến trong bữa cơm hàng ngày ở các gia đình. Tuy nhiên việc ăn cá chép vào đúng ngày Táo quân chầu trời khiến nhiều người lo lắng.

Thực chất việc cúng cá chép vào ngày này là phong tục từ xa xưa không bắt buộc mọi người phải làm theo. Với những người không tín ngưỡng thì ngày 23 tháng chạp cũng giống như những ngày khác trong năm, việc mua cá chép về nấu nướng cũng rất bình thường không ảnh hưởng gì cả.

1544895593-389-ca-chep-om-dua-img_20180928_154452-1544785339-width1014height694

Tuy nhiên, với hầu hết người Việt, ngày 23 tháng Chạp cá chép được xem là thần linh nên thường tránh ăn thực phẩm này để tránh đi ngược với phong tục cũng như gửi gắm nhiều mong ước sau khi kết thúc 1 năm cũ.

"Ngay trước khi cúng ông Công ông Táo, người cúng cũng không được ăn cá chép, ăn tiết canh ba ba, thịt rùa, thịt ba ba, thịt rắn, thịt chó, thịt mèo, rượu rắn, rượu cao hổ cốt... Tất nhiên là sẽ không được ăn tỏi, hành, mắm tôm, mắm tép... có mùi hôi mùi tanh ảnh hưởng đến không khí trang trọng của lễ cúng", Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà chia sẻ với báo chí.

Phạm Huyền (tổng hợp)

comment Bình luận

largeer