Ngày ông Công ông Táo, nên cúng cá chép giấy hay cá chép sống?

Theo phong tục tập quán đã từ lâu đời của Việt Nam, ngày 23 tháng Chạp hằng năm là ngày ông Công ông Táo cưỡi cá chép chầu trời. Do đó, người dân có tục cúng cá chép. Tuy nhiên, chúng ta nên cúng cá chép giấy tượng trưng hay cá chép sống?
09/12/2020 16:48

Theo quan niệm của người Việt ta, ba vị thần có quyền định đoạt phước đức cho gia đình. Phước đức này xuất phát từ việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Ngoài ra những vị Táo còn giúp ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư và giữ bình yên đối với những người trong gia đình.

Ngày 23 tháng Chạp hằng năm, các gia đinh sẽ làm cơm để tiễn ông Công ông Táo về trời. Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc. Nhưng được Việt hóa thành sự tích “2 ông 1 bà” – vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo quân hoặc ông Táo.

cung ca chep

Hình minh họa.

Ngày ông Công ông Táo chầu trời, người dân đua nhau chuẩn bị lễ cúng sao cho trang nghiêm và ý nghĩa nhất. Trong đó, cá chép được xem là phương tiện để ông Công ông Táo về chầu trời. Thực tế, tại các vùng quê và các gia đình khác nhau, tục cúng cá chép cũng có sự khác biệt. Có nhà sẽ cúng cá chép giấy, có nhà sẽ cúng cá chép sống.

Việc cúng loại cá nào có ảnh hưởng đến tín ngưỡng, tâm linh và ý nghĩa hơn luôn được đưa ra để so sánh và bàn luận.

Trả lời trên gia đình mới, Giáo sư Ngô Đức Thinh – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam, việc người dân sử dụng cá chép giấy để thay thế cá chép thật trong lễ vật cúng tiễn là không sai. Tuy nhiên, nên cúng cá chép thật để cúng rồi thả phóng sinh sẽ có ý nghĩa hơn.

Bởi thực tế, việc thả phóng sinh cá chép ngoài ý nghĩa đưa ông Táo bay về trời thì phóng sinh theo quan niệm dân gian còn thể hiện sự từ bi của nhà Phật. Theo triết lý của nhà Phật tất cả muôn loài, kể cả con người đều cùng chung một bản thể, cội nguồn.

Ngoài ra, theo dân gian cá chép vàng vốn là loài động vật vốn sống ở thiên đình. Tuy nhiên, do phạm lỗi nên đã bị Ngọc Hoàng đầy xuống trần gian để tu hành và chuộc lại lỗi lầm của mình gây ra. Sau khi tu thành chính quả, cá chép sẽ hóa thân thành rồng và bay lên trời. 

Vì thế mà người ta thường cúng cá chép còn sống với ngụ ý cá chép hóa rồng. Sau khi làm lễ gia chủ hóa vàng mã rồi phóng sinh cá chép ra sông, suối, ao hồ để ông bà Táo quân có phương tiện về trời.

Lưu ý: Nội dung bài viết trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, là quan niệm dân gian và không có căn cứ khoa học.

Ánh Dương (tổng hợp)

comment Bình luận

largeer