Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10: Cô hậu cần Trường Sơn tần tảo, chăm lo dinh dưỡng cho các Thủ trưởng đơn vị
Xung phong nhập ngũ từ năm 18 tuổi, theo lời kêu gọi của nhà trường, cô gái Phạm Thị Bình năm nay đã 72 tuổi vẫn không khỏi bồi hồi khi nhớ lại thuở còn thơ ngây ấy: “Khi được nhà trường kêu gọi có đợt bộ đội nữ, tôi xung phong đi chiến trường. Sau khi khám sức khỏe đầy đủ, trải qua 3 tháng huấn luyện, tôi cùng nhiều bạn nữ khác trong lớp lên đường đến đơn vị đang đóng quân tại nước Lào. Khi đó, không biết gì cả, ngồi trên xe mà cứ khóc, vì đây là lần đầu tiên đi xa như vậy”.
Cô Phạm Thị Bình, bộ đội nữ tiểu đoàn Trường Sơn tỉnh Ninh Bình
Vào đến đơn vị, không may cô Bình bị sốt rét, điều trị mất nửa tháng, rồi được chuyển sang Tiểu đoàn bộ (Tiểu đoàn 43), được giao nhiệm vụ nấu cơm cho các Thủ trưởng.
“Vào chiến trường, có rất nhiều công việc để làm, người thì nuôi quân, làm đường, đi học y tá, làm kho, lái xe,… Các Thủ trưởng thấy sức khỏe tôi yếu nên cho nấu cơm. Về đơn vị làm 2-3 tháng, tăng gia, cải thiện, chị em cứ nấu cơm ăn với nhau, mọi người kháo nhau là tôi nấu ăn ngon, thế là hôm sau đơn vị họp, tôi được biên chế lên nấu cơm ở Trung đoàn cho các Thủ trưởng”, cô Bình chia sẻ.
Công việc tưởng chừng đơn giản, nhưng ở nơi đất khách quê người, ngôn ngữ khác nhau nên cũng không phải việc dễ dàng. Cô Bình nhớ lại: “Thời điểm đó, tôi phải lên bản để đổi quần áo, muối, đường, sữa... để lấy thực phẩm. Tôi phải học tiếng để đi giao dịch, mỗi lần gặp Trưởng bản bên Lào, tôi nói chuyện, công tác tư tưởng nên cũng xin, đổi được nhiều thực phẩm như su su, lá sắn, gà, trứng gà,...”.
Đồng thời, cô Bình cũng đảm đương thêm nhiệm vụ bên kho, thường nhận lệnh của lãnh đạo xuất gạo, quần áo, thuốc, vải màn, mắm tôm,... cho các đơn vị.
Thời điểm đầu, cô Bình cũng cảm thấy rất bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn, vì đường vào bản vốn rất khó đi, thêm nữa, phải nói khéo léo để Trưởng bản hiểu được và tạo được cảm tình để giao thương thuận lợi. Nhưng lâu dần, nhờ sự chỉ bảo của các anh, chị đi giao thương lâu năm, cô Bình cũng chăm chỉ học tập và quen dần với lối sống, cách ứng xử. Cô nhận được rất nhiều lời khen, sự yêu mến của Trưởng bản bên Lào cũng như lãnh đạo đơn vị.
“Tôi biết sức khỏe của mình không được như chị em khác nên bản thân cũng cố gắng học hỏi để làm tốt công tác dân vận. Tôi thường tìm hiểu về khẩu vị của các lãnh đạo để chế biến các món sao cho phù hợp. Thật may, khi tôi làm công tác tư tưởng, dân vận tốt cũng được các Thủ trưởng quý mến. Còn vào những ngày Tết, bản tại Lào gói bánh tép, hay có gạo nếp, gạo nương đều cho tôi mang về”, cô Bình vui vẻ nói.
Trong nhiều buổi họp tại đơn vị, cô Bình cũng được bình bầu, tuyên dương và nhận được rất nhiều giấy khen, bằng khen về nuôi quân khỏe, tinh thần tích cực, vượt khó vượt khổ, làm báo tường....
Kể về khoảng thời gian ngoài chiến trường, cô Bình cho biết: “Tôi cùng bao chị em khác rời trường học đi chiến trường. Thuở đầu sang Lào, rất buồn và khóc vì nhớ nhà. Nhưng tôi tự động viên bản thân và xác định tư tưởng lâu dài là đi sẽ được học nhiều cái mới, được góp một phần công sức trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc nên cũng vô tư và vui vẻ hơn. Nhưng lúc nào thấy mọi người có thư từ gia đình mà mình không có thư là ngồi khóc”.
Cuộc sống viên mãn khi về già
Sau khi rời đơn vị, cô Bình trở lại quê hương vào năm 1976, vẫn nung nấu con đường học tập, dù học gần hết lớp 10 nhưng cô vẫn ôn tập rồi đi thi đại học. Tuy nhiên, do thiếu 3 điểm nên cô vào học tập tại Trường Trung cấp nấu ăn.
Nhân Ngày Phụ nữ Việt Nam, chúc cô Phạm Thị Bình luôn mạnh khỏe, vui vẻ, sống thọ bên con cháu
Cuối năm 1976, đầu năm 1977, cô kết hôn với chú bộ đội Văn công Thủ đô. Hai cô chú sinh được 3 người con, 2 trai, 1 gái. Đến nay các con của cô đều thành đạt, gia đình mạnh khỏe, sinh cho cô được 4 cháu gái, 1 cháu trai.
Cuộc sống về già của cô cũng có thể nói là viên mãn, cô đùa rằng, chồng cô năm nay 75 tuổi nhưng vẫn trẻ và đẹp trai lắm. Ở nhà cô chăm sóc cho chú, chú cũng mê món ăn cô nấu và vẫn thương cô nhiều, như hồi chàng văn công để ý cô dân vận từ lâu mà cô không hề hay biết.
Hiện tại, cô Bình cũng mắc một số bệnh lý như tiểu đường, huyết áp và đang điều trị tiền đình,... “Thực ra, về già bản thân ai cũng có bệnh, nhất là khi tôi còn ở chiến trường thời còn thiếu thốn đủ thứ, bệnh tật lây lan nhiều. Nhưng tôi cũng may mắn khi con trai làm trong ngành Y nên cũng uống thuốc điều trị đầy đủ. Nhưng điều quan trọng trên hết, là bản thân tôi luôn cảm thấy hạnh phúc và vui vẻ với cuộc sống nên cũng khỏe hơn nhiều”, cô Bình chia sẻ.
Đều đều mỗi sáng, từ 5h đến 6h, cô Bình cùng chồng đi bộ tập thể dục, rồi về nghỉ ngơi ăn sáng. Sau đó cô còn giúp con cái chăm sóc cháu, cho ăn rồi đi lớp. Đến giờ trưa và tối, cô đều nấu ăn cho gia đình.
Cuộc sống ngày qua ngày trôi qua bình yên và hạnh phúc, sự đủ đầy, viên mãn chính là mỗi ngày được nhìn thấy người thân của mình mạnh khỏe, cùng quây quần, tụ họp với nhau vào mỗi ngày lễ, Tết. Với cô Bình, như vậy là đã bù đắp được biết bao tuổi xuân để lại nơi chiến trường.
Nhân Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, cô Phạm Thị Bình gửi lời chúc đến tất cả đồng đội luôn luôn mạnh khỏe, sống thật tốt, thật ý nghĩa để con cháu học tập, noi theo. Chúc toàn thể phụ nữ Việt Nam luôn trẻ đẹp, tiến bộ, nhiều sức khỏe để cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Thu Trang (thực hiện)
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Mỡ tự thân - Nguồn tế bào gốc vô giá trong chăm sóc sức khỏe và làm đẹp
Tế bào gốc từ mô mỡ phát triển từ các tế bào trung mô và có nhiều ứng dụng trong lĩnh vực y học và khoa học sinh học, bao gồm y học tái tạo và phòng ngừa biến chứng bệnh đái tháo đường.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm -
Nhuận tràng Biovaccine – giải pháp tự nhiên cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Táo bón là vấn đề tiêu hóa phổ biến, gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể dẫn đến các biến chứng như trĩ, đau bụng, khó tiêu và nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác. Nhuận Tràng Biovaccine là giải pháp tự nhiên, an toàn và hiệu quả, giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, hỗ trợ nhuận tràng, mang lại sự thoải mái và sức khỏe cho hệ tiêu hóa.November 20 at 9:12 am