Đôi vợ chồng 50 năm hạnh phúc nương tựa nhau tuổi già

Ông Phạm Cường (SN 1947) và vợ là bà Trần Thị Điệp (SN 1953) đã kết hôn đến nay vừa tròn 50 năm. Ông bà đã trải qua nhiều thăng trầm của cuộc sống nhưng vẫn bền chặt tình cảm với nhau suốt ngần ấy năm.
10/10/2024 08:56

Tuổi già nhưng trái tim không già. Tình yêu tuổi già không còn nồng cháy hay nhiệt huyết như ngày còn trẻ, thay vào đó là tình thương, sự cảm thông và thấu hiểu. Không có gì đáng quý hơn việc có một người đi cùng đến cuối con đường. Nhiều thế hệ con cháu hiện có tư tưởng mới, biết quan tâm tới tình cảm của các bậc sinh thành. Họ khuyến khích ông bà, cha mẹ thể hiện sự quan tâm, tình yêu thương với nhau, chỉ cần thấy họ vui vẻ, lạc quan, và sống thọ.

Empty

Ông Phạm Cường và bà Trần Thị Điệp 

Ông Phạm Cường và bà Trần Thị Điệp trước công tác tại Thuỷ điện Thác Bà tiếp đến là Thuỷ điện Hoà Bình và cuối cùng là trở về Hà Nội làm việc. Hai ông bà kết hôn vào năm 1974.

Ông Phạm Cường tốt nghiệp Đại học xây dựng, ra trường là kỹ sư làm việc tại Thuỷ điện Thác Bà - thuỷ điện đầu tiên của đất nước. Tiếp đó, đến năm 1975, ông làm kỹ sư tại Thuỷ điện Hoà Bình. Do tính chất công việc nên ông phải đi công trường nhiều nơi trong suốt thời gian làm việc và cống hiến cho xã hội. Chính bởi điều này, bà đã cùng đi theo ông suốt các công trường mà ông phải đến để làm việc. Không chỉ mình bà, còn cả 3 người con của ông bà cũng được đi theo ông suốt cả tuổi thơ. 

Empty

Ông Phạm Cường, bà Trần Thị Điệp cùng con gái và con rể

Hai ông bà có tất cả 3 người con, hai người con gái và 1 người con trai, có 5 cháu. Hàng ngày hai ông bà vẫn thường xuyên mỗi sáng đạp xe đạp đi dạo quanh khu mình ở. 

Ngày đó, do bà phải đi di chuyển nhiều công trường với ông nên giờ sức khoẻ của bà không được tốt với những căn bệnh tuổi già như tiền đình, hay ốm vặt,... Còn ông mắc bệnh tiểu đường. Do tuổi đã lớn, mắc nhiều bệnh nên ông bà chăm nhau bằng việc nhắc nhở nhau hàng ngày uống thuốc, giữ gìn sức khoẻ, ăn ít, ăn nhiều rau xanh.

50 năm là một quãng thời gian đủ dài, đủ sâu cho một tình yêu bền chặt như thế. Thật ngưỡng mộ tình cảm mà ông bà đã dành cho nhau trong từng ấy năm tháng.

Tình yêu tuổi già rất đẹp và lãng mạn, tình yêu đó đâu cần nói ra bằng lời, đâu cần sự phô trương. Ở tuổi trẻ, tình yêu đó muốn được thể hiện tại buổi lễ thành hôn hoành tráng, còn ở tuổi già chỉ cần đơn giản sự sẻ chia quan tâm nhau khi vui buồn. Hình ảnh các cụ tình cảm, nắm chặt tay nhau, thể hiện sự quan tâm lo lắng cho nhau với những kỷ niệm tình yêu tuổi già rất đẹp và đậm sâu. Tình yêu tuổi già cũng là một tình yêu gắn liền với chữ chung thủy chỉ có ông có bà. Vì những điều đó, chúng ta lại càng trân trọng mối tình đơn sơ mà giàu tình cảm như thế, mọi người vẫn luôn đặt niềm tin vào ngày mai.

Empty

Ông Phạm Cường, bà Trần Thị Điệp và các bạn 

Qua bao hình ảnh các đôi tuổi già, chúng ta càng cảm nhận được rõ hơn tình yêu là thứ tuyệt vời nhất mà tạo hóa đã ban cho con người. Chính những rung cảm từ sâu thẳm trái tim khiến cho con người ta tiến lại gần nhau hơn, khiến con người ta muốn chia sẻ với nhau nhiều hơn. Chính vì vậy mà chúng ta nên trân trọng nó, dù là ở bất kì độ tuổi nào.

Tình yêu quan trọng với tất cả mọi người, dù ở lứa tuổi nào. Nó mang lại những sức mạnh to lớn. Tình yêu tuổi xế chiều mang đến cho người trong cuộc những cảm xúc sâu sắc hơn ở thời gian trước. Nó có thể giúp người cao tuổi yêu đời hơn, lạc quan sống những tháng ngày thoải mái, tự tại, vui tươi bên một nửa của mình. Nó cũng là sức mạnh kỳ diệu để người cao tuổi vui khỏe mỗi ngày.

Có thể, ông bà, cha mẹ không còn nhiều thời gian cho chính họ và cho con cháu. Bởi vậy, con cháu nên là bờ vai đầy ấm áp, trân quý để ông bà, cha mẹ tin cậy, an lòng tựa vào. Chữ hiếu đối với bậc sinh thành đôi khi chỉ là sự lắng nghe, chia sẻ, thấu hiểu tâm tư tình cảm của họ, trong đó có cả tình yêu.

Nguyễn Trang

comment Bình luận

largeer