Ngày Quốc tế về Rừng 21/3: “Rừng và sản xuất, tiêu dùng bền vững”

Hướng tới ngày Quốc tế Rừng 21/3 với chủ đề “Rừng và sản xuất, tiêu dùng bền vững”.
21/03/2022 12:55

Ngày Quốc tế về Rừng 21/3 là hành động quốc tế được đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua tại Nghị quyết A/RES/67/200 tổ chức lần đầu tiên vào ngày 21/3/2013.Trong những năm qua đã được tổ chức trên toàn thế giới với nhiều chủ đề khác nhau thông qua trồng cây và các sự kiện cộng đồng khác, bao gồm nghệ thuật, hình ảnh và phim cũng như phương tiện truyền thông tiếp cận xã hội. Năm 2022 chủ đề Rừng mang tên” Rừng và sản xuất, tiêu dùng bền vững”.

241225069_3246176055668527_2117864135967416750_n

Hiện nay rừng bao phủ hơn 30% diện tích đất trên thế giới và có hơn 60.000 loài cây. Rừng cung cấp thực phẩm, chất xơ và thuốc men cho khoảng 1,6 tỷ người bao gồm cả người dân bản địa với các nền văn hóa độc đáo. Rừng là bể chứa Cacbon khổng lồ, thông qua quá trình quang hợp hấp thụ khí CO2 chuyển hóa thành O2 cung cấp cho môi trường sống cho con người và động vật trên toàn thế giới. Ngoài ra, rừng còn hấp thụ các khí đốt cháy, khí nhà kính (N2O, CH4 và các khí oxit nito khác). Rừng chứa tất cả các đa dạng sinh học trên cạn.

Theo Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO), trên thế giới mỗi năm đang bị mất hơn 13 triệu ha rừng. Khi rừng mất đi các loài thực vật và động vật trong quần thể đó cũng theo nhau mất đi. Do đó, việc bảo vệ và phục hồi rừng là hành động quan trọng để giảm thiểu biến đổi khí hậu.

Việt Nam là nước có nền kinh tế đang phát triển, nguồn lực hạn chế, rừng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với con người, môi trường và trong việc thích ứng - ứng phó với biến đổi khí hậu. Bước sang năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng, nền tảng thực hiện các mục tiêu Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Chương trình phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025, quy hoạch Lâm nghiệp quốc gia,… ngành Lâm nghiệp sẽ tiếp tục kế thừa và phát huy các thành tựu và kết quả đạt được của năm 2021. Trong năm 2022, toàn ngành phấn đấu tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc đạt 42,02%, chú trọng nâng cao chất lượng rừng. Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 102,81%; trồng rừng đạt 244.000ha, trồng cây phân tán 121,6 triệu cây. Giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 16,3 tỷ USD. Tổng sản lượng khai thác gỗ đạt 31,5 triệu m3, trong đó, khai thác từ rừng trồng tập trung 21 triệu m3, khai thác cây trồng phân tán, cây vườn nhà 5,5 triệu m3,… Đồng thời, thu dịch vụ môi trường rừng từ 2.800-3.000 tỷ đồng; diện tích rừng được cấp chứng chỉ 90 nghìn ha.

Nhấn mạnh tới các nhiệm vụ cần triển khai trong năm 2022, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh đề nghị toàn ngành Lâm nghiệp cần tập trung cho công tác bảo vệ rừng và nâng cao chất lượng rừng. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ về công tác chuyển mục đích sử dụng rừng. Đặc biệt, ngành Lâm nghiệp cần tập trung nỗ lực để đạt được những kết quả ấn tượng hơn nữa trong năm 2022.

Nguyễn Trang (tổng hợp)

comment Bình luận

largeer