Ngày Vi chất dinh dưỡng 1 - 2/6/2022: Bổ sung dinh dưỡng quá muộn ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ

Nếu bổ sung dinh dưỡng cho trẻ quá muộn sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ và trẻ thường bị thiếu vi chất dinh dưỡng, làm cho trẻ chậm lớn, thấp còi và dễ bị mắc những bệnh nhiễm trùng do hệ miễn dịch của trẻ quá yếu.
01/06/2022 11:06

Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ nhỏ là cho trẻ ăn thêm các thức ăn khác ngoài bú sữa mẹ. Các thức ăn và các loại thức ăn lỏng này được gọi là thức ăn bổ sung bởi vì chúng bổ sung vi chất dinh dưỡng cho sữa mẹ, nhưng không thể hoàn toàn thay thế được sữa mẹ nhằm cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Thức ăn bổ sung cần phải đạt yêu cầu là những loại thực phẩm có chứa giàu dinh dưỡng và đủ về mặt số lượng để trẻ có thể tiếp tục phát triển.

Giai đoạn trẻ tròn 6 tháng tuổi, tốc độ tăng trưởng của trẻ sẽ tăng lên nhiều hơn do vậy nhu cầu dinh dưỡng của trẻ cũng tăng lên mà sữa mẹ không thể đáp ứng được nhu cầu trong giai đoạn này. Do vậy, cha mẹ cần bổ sung dinh dưỡng cho trẻ ngoài sữa mẹ. Từ 6 tháng tuổi trở lên sẽ có sự thiếu hụt giữa mức tổng năng lượng cần cho trẻ và mức năng lượng được cung cấp bởi sữa mẹ. Khi trẻ càng lớn thì sự thiếu hụt tổng năng lượng này càng tăng, do đó đây là thời điểm thích hợp để bổ sung dinh dưỡng cho trẻ.

Nếu bổ sung dinh dưỡng quá muộn thì trẻ sẽ không nhận được các thức ăn thêm để đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ. Từ đó trẻ thường bị thiếu dinh dưỡng đặc biệt là trẻ thiếu vi chất di dưỡng, do đậm độ các chất dinh dưỡng có trong thức ăn lỏng không đủ đáp ứng nhu cầu hàng ngày của trẻ trên 6 tháng tuổi, làm cho trẻ kém phát triển, chậm lớn và hệ miễn dịch yếu dẫn tới dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Một số nguyên tắc trong việc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ 

- Cho trẻ ăn từ dạng lỏng tới đặc và thời gian tập cho ăn bột loãng chỉ từ 2-3 ngày, sau đó chuyển sang cho ăn đặc. Cho trẻ ăn từ ít tới nhiều và tập cho trẻ ăn quen dần với thức ăn mới.

- Số lượng bữa ăn và thức ăn sẽ tăng dần theo tháng tuổi, đảm bảo rằng thức ăn phải hợp khẩu vị với trẻ.

- Chế biến thức ăn hỗn hợp, có đủ nhóm chất dinh dưỡng, sử dụng các loại thực phẩm có sẵn tại địa phương.

- Bát cháo hay bát bột của trẻ cần bổ sung thêm nhiều loại thực phẩm khác để tạo màu sắc cũng như mùi vị thêm hấp dẫn và đầy đủ chất.

- Khi chết biến cần đảm bảo thức ăn mềm, dễ nuốt để tránh trẻ bị sặc.

- Cần tăng cường thêm năng lượng của thức ăn bằng cách bổ sung thêm dầu, mỡ hoặc lạc, vừng làm cho bát cháo vừa béo vừa thơm, trẻ dễ nuốt tránh sặc, nghẹn và cung cấp thêm năng lượng giúp trẻ mau lớn.

- Đảm bảo vệ sinh ăn uống và chế biến thực phẩm cho trẻ để tránh gây rối loạn tiêu hóa. Cha mẹ hãy rửa sạch tay trước khi chế biến thức ăn cho trẻ và trước khi cho trẻ ăn.

- Hãy để trẻ bú mẹ càng nhiều càng tốt

- Khi bị ốm cần cho bé ăn nhiều hơn, đặc biệt là giai đoạn sau đó. Cho trẻ ăn uống nhiều chất lỏng hơn và bổ sung đầy đủ nước, đặc biệt khi bị tiêu chảy và sốt cao.

- Hạn chế cho trẻ ăn kẹo, bánh hay các loại đồ uống nước ngọt trước khi bắt đầu bữa ăn. Bởi vì chất ngọt, gây ức chế tiết dịch vị, làm tăng đường huyết dẫn tới trẻ chán ăn, bỏ bữa hoặc ăn ít đi trong bữa ăn.

- Khi cho trẻ nhỏ ăn cha mẹ cần kiên nhẫn, luôn khuyến khích động viên để tạo thói quen trẻ ăn tốt hơn.

- Tăng cường vi chất dinh dưỡng khi cần thiết, tránh bổ sung vi chất muộn.

Tóm lại, việc bổ sung dinh dưỡng quá muộn cho trẻ không chỉ làm ảnh hưởng đến sự phát triển mà còn là một trong những nguyên nhân gia tăng tỷ lệ suy dinh dưỡng ở những trẻ sơ sinh. Nếu bổ sung dinh dưỡng cho trẻ quá muộn cũng sẽ không đáp ứng đủ được nhu cầu của trẻ và dẫn tới tình trạng trẻ bị thiếu vi chất dinh dưỡng, làm cho trẻ chậm lớn, thấp còi và dễ mắc những bệnh nhiễm trùng vì hệ miễn dịch của trẻ quá yếu.

Theo Healthline

comment Bình luận

largeer