Nghệ An: Cảnh báo nguy cơ ngộ độc ở trẻ nhỏ khi lạm dụng thuốc hạ sốt giảm đau Paracetamol

Ngày 30/11, Bệnh nhân T.K.H. (20 tháng) nhập viện tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trong tình trạng sốt cao hơn 1 tuần chưa hạ, ho, thở khò khè, chảy mũi, nôn liên tục, đi ngoài nhiều. Khai thác tiền sử trước đó, bệnh nhân xét nghiệm bị cúm B. Lo lắng cho sức khỏe của con, gia đình đã tự đi mua thuốc và cho bé dùng thuốc hạ sốt, không theo quy định của cơ sở y tế.
12/12/2022 11:09

Ngay khi nhập viện, bệnh nhân được các bác sĩ chỉ định xét nghiệm máu, siêu âm phát hiện men gan tăng cao (GOT/GPT: 820/756). Chỉ số xét nghiệm cho thấy bé có dấu hiệu ngộ độc thuốc hạ sốt giảm đau Paracetamol. Lập tức, các bác sĩ tiến hành giải độc gan cho bệnh nhi. Sau hơn 1 ngày, men gan bệnh nhân đã giảm (GOT/GPT: 423/601) và được tiếp tục theo dõi điều trị tại khoa Bệnh nhiệt đới.

20220826_020042_710632_Ankitamol.max-800x800

(Ảnh minh họa)

Bệnh nhân T.K.H. không phải là trường hợp ngộ độc paracetamol hiếm gặp. Ở Việt Nam, ngộ độc cấp paracetamol đã trở thành nguyên nhân ngộ độc thường gặp và chủ yếu do lạm dụng thuốc, dùng sai dẫn tới quá liều mà không biết khi giảm đau, hạ sốt tại nhà. Trường hợp này rất dễ xảy ra, thường với người sốt cao, kéo dài, đau nhiều, đau mạn tính...

Paracetamol là gì?

Paracetamol là thuốc thuộc diện không phải kê theo đơn, có nghĩa là người dân có thể tự mua ở các hiệu thuốc về để chữa các biểu hiện đau, sốt do các nguyên nhân thông thường hoặc xử trí ban đầu trước khi tới bệnh viện. Trên thị trường mỗi nước có thể có tới hàng trăm biệt dược có tên gọi khác nhau có chứa thành phần chính là paracetamol, trong đó với dạng viên có hàm lượng paracetamol mỗi viên phổ biến là 500mg. Ngoài ra thuốc có thể ở dạng viên đặt hậu môn, gói bột hoặc sir. Mặc dù có tên gọi khác nhau nhưng về bản chất tất cả các sản phẩm đều có chứa paracetamol, người dân rất dễ dùng cùng lúc hoặc liên tiếp nhiều sản phẩm do bệnh không đỡ, kéo dài hoặc muốn dùng nhiều thuốc để có tác dụng mạnh, tổng liều paracetamol hàng ngày vượt quá quy định, dẫn tới quá liều và ngộ độc lúc nào không biết. Đồng thời, người bệnh cũng dễ bị quá liều và ngộ độc các thành phần khác kèm theo trong thuốc.

Liều an toàn được khuyến cáo

Paracetamol được chuyển hóa chủ yếu ở gan và một phần nhỏ ở thận bằng cách liên hợp với Glucoronic và Sulfonic rồi đào thải qua thận. Có < 5% Paracetamol được chuyển hóa bởi Chytocrom P-450 tạo thành chất chuyển hóa trung gian có hoạt tính độc cao là N- Acetyl- P. Chất Benzoquinoneim bị bất hoạt nhanh do liên hợp với nhóm Sulhydryl của Glutathion rồi đào thải qua thận hoặc mật. Khi dùng Paracetamol liều điều trị, số lượng Glutathion đủ cung cấp kết hợp và đào thải nên an toàn. Khi dùng liều Paracetamol lớn sẽ làm cạn kiệt kho dự trữ Glutathion của gan, chất trung gian có hoạt tính cao sẽ thừa và gắn bền vững vào tế bào gan, gây hoại tử tế bào gan

Liều dùng paracetamol hàng ngày tối đa cho người lớn và trẻ em là 10-15mg/kg, được khuyến cáo sử dụng cách nhau ít nhất 4 - 6 giờ. Và không được vượt quá 5 liều trong 24h. Nên cân trẻ để tính liều cho chính xác. Trường hợp trẻ bị suy thận, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc tối thiểu là 8 giờ.

Liều hạ sốt, giảm đau thường từ 10-15 mg/kg/ 1 lần, cách mỗi 4-6 giờ.

Liều tối đa 75 mg/kg/24h. Không vượt quá 4000mg/ ngày

Độc tính có thể xẩy ra khi uống một lần >150 mg/kg hoặc khi liều tối đa hàng ngày >75 mg/kg/ngày (tối đa 5 liều hàng ngày) từ tát cả các nguồn

Các quy tắc chung khi sử dụng thuốc hạ sốt

Không tự ý cho trẻ dưới 3 tháng dùng thuốc mà không có ý kiến bác sĩ.

Tính liều theo cân nặng của trẻ.

Đọc kỹ nhãn thuốc, chỉ dẫn trước khi dùng.

Cho trẻ dùng thuốc đúng liều lượng.

Dùng thuốc còn trong hạn sử dụng.

Theo Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

comment Bình luận

largeer