Ngủ đúng cách để đường huyết không tăng

Giấc ngủ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe thể chất, ngủ không ngon giấc sẽ ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học. Ngoài việc khiến con người cảm thấy mệt mỏi, nó còn ảnh hưởng đến đường huyết tăng cao, thậm chí khiến người ta béo lên.
27/09/2022 10:32
ngu

Ảnh minh họa

Thức khuya

Cơ thể sẽ tiết ra cortisol để đối phó với việc thức khuya, dẫn đến tăng lượng đường trong máu. Do đó, chúng ta nên đi ngủ trước 11 giờ. 

Ngủ quá ít

Thiếu ngủ dẫn đến tiết cortisol nhiều hơn và tiết insulin ít hơn. 

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một người có thời gian ngủ dưới 6 tiếng thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sẽ tăng khoảng 20% so với những người ngủ đủ giấc.

Nguyên nhân là do ngủ quá ít sẽ khiến cơ thể có phản ứng căng thẳng, nội tiết tố phản ứng nhanh chóng, thần kinh giao cảm của vùng dưới đồi ở trạng thái hưng phấn cao độ, co mạch thúc đẩy tăng huyết áp tăng lên và tiết ra catecholamine với số lượng lớn.

Catecholamine ức chế insulin, do đó ảnh hưởng đến sự chuyển hóa bình thường của đường trong máu và gây nên hiện tượng đường huyết tăng.

Chúng ta có thể ngủ 9-10 giờ trong 2 đêm tiếp theo để cải thiện lại độ nhạy insulin, nhưng thiếu ngủ liên tục vẫn có thể gây hại cho cơ thể.

Ngủ trưa quá lâu

Ban ngày chợp mắt hơn 1 giờ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 45%. Vì vậy, chúng ta cần giới hạn giấc ngủ ngắn từ 15-30 phút và không ngủ sau 2 giờ chiều, để không ảnh hưởng đến công việc, thời gian ngủ ban đêm.

Ngủ với đèn sáng

Ánh sáng cản trở quá trình trao đổi chất, dẫn đến tăng cân. Một nghiên cứu tại Mỹ cũng cho thấy, nếu chúng ta bật đèn khi ngủ trong thời gian dài sẽ dẫn đến sự xuất hiện của bệnh tiểu đường tuýp 2.

(THEO ABOLUOWANG)

comment Bình luận

largeer