Người bị gout kiêng ăn gì
Người bị gout kiêng ăn gì
Bệnh chủ yếu gặp ở nam giới trưởng thành. Yếu tố gia đình thường hay gặp. Khoảng 10-30% bệnh nhân gut có người thân trong gia đình cũng mắc bệnh này. Bệnh gout đặc biệt hay gặp ở chủng tộc Polynesia, có thể là do thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống giống nhau trong gia đình.

Người bị gout kiêng ăn gì. Bệnh gout ngày càng gia tăng thường xuất hiện ở nam giới
Bệnh gout là bệnh rối loạn chuyển hoá chất đạm. Vì vậy cần kiêng các thực phẩm giàu đạm có gốc purin như:
Hải sản các loại: tôm, cua, sò, ốc, hến...
Thịt đỏ: trâu, bò, dê, ngựa...
Phủ tạng động vật: lưỡi, lòng, tim, gan, thận, óc...
Ngoài ra, các loại ngũ cốc, hạt, bơ, mỡ, đường, trứng, sữa, phomat, rau quả... chứa nhân purin cũng cần hạn chế. Kiêng tất cả các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như: măng tre, măng trúc, măng tây, nấm, giá, bạc hà vì sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể.

Người bị gout kiêng ăn thực phẩm có chứa purin
Tuyệt đối không uống rượu, bia, cà phê, chè vì nó làm giảm khả năng bài xuất axit uric qua thận hậu quả là làm tăng lactat máu. Nếu là người béo, thừa cân không nên giảm cân quá nhanh mà nên giảm từ từ.
Ngoài ra, tăng cường đào thải axit uric qua thận bằng uống nhiều nước, không ăn thức ăn có vị chua (quả chua, dưa chua, cà muối...). Hạn chế đồ uống có ga, nước uống ngọt nhiều đường vì sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, một trong những yếu tố tăng nặng bệnh gout.

Người bị gout kiêng ăn gì. Giảm thiểu hấp thụ đồ uống có ga, nước ngọt, hải sản, đồ ăn chiên...
Người bị gout nên ăn gì
Các thực phẩm giàu chất xơ nói chung như dưa leo, củ sắn, cà chua…giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm, làm giảm thoái hoái biến đạm để sinh năng lượng nên giảm sự hình thành acid uric.

Người bị gout nên ăn các thực phẩm giàu chất xơ
Uống đủ nước 2 - 2,5 lít/ngày, nên uống nước khoáng, nước rau. Bên cạnh đó, cần giảm lượng đạm trong khẩu phần, tổng lượng thịt hoặc cá… (đạm động vật, đậu đỗ khoảng 150g/ngày.
Nên ăn đa dạng các loại thực phẩm để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết.
Nguyên nhân gây ra bệnh gout
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh gout tuỳ vào cơ địa, gia đình, quá trình tổng hợp purin nội sinh tăng nhiều gây tăng axit uric. Gout xảy ra chủ yếu do tăng giáng hoá purin kiềm nội sinh (phá hủy nhiều tế bào, tổ chức) như các bệnh về máu (bệnh đa hồng cầu, bệnh bạch cầu kinh thể tủy, thiếu máu tan máu),…
Ăn quá nhiều thức ăn có chứa nhân purin (phủ tạng độc vật, thịt đỏ, hải sản…), uống nhiều rượu, đây là tác nhân gây bệnh chứ chưa hẳn là nguyên nhân trực tiếp.

Người bị gout kiêng ăn gì. Cần khám định kỳ và có chế độ ăn uống khoa học
Cần xét nghiệm axit uric máu định kỳ để phát hiện bệnh gout sớm. Những người có tăng axit uric để có chế độ ăn và điều trị thích hợp nhằm hạn chế tiến triển của bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Một phần những người tiền sử gia đình có người bị bệnh gout, béo phì, nghiện rượu và cà phê, dùng thuốc lợi tiểu, aspirin, cyclosporrin có nguy cơ mắc bệnh gout cao.
Điều trị bệnh gout như thế nào
Nguyên tắc điều trị cơ bản nhằm hạn chế các nguyên nhân tăng axít uric (3 cơ chế).
Ngoài ra, người bệnh gout nên điều trị bằng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Thuốc ức chế phản ứng tạo thành axit uric là xanthin oxydase như allpopurinol (Zyloric) chỉ nên dùng các đợt cấp để đề phòng tái phát.
Có thể dùng thuốc đào thải axit uric qua thận như probenecid (benemid), Sulfinpyrason (antiran).
Trong các đợt cấp, sử dụng colchincin để giảm đau.
Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp nhằm giảm tổng hợp axit uric và tăng đào thải axit uric qua thận. Chế độ ăn có vai trò rất quan trọng trong điều trị cơn gout cấp tính, mạn tính và có tác dụng làm giảm các cơn cấp của gout mạn tính.
Bên cạnh đó, người bị gout cần có chế độ sinh hoạt phù hợp để có cơ thể khoẻ mạnh. Tránh vận động mạnh khiến các tinh thể muối urat đi vào trong khớp sẽ khiến các khớp sưng đau nhiều hơn. Cần có chế độ lao động và sinh hoạt thích hợp với tình trạng khớp đau. Nếu làm quá sức sẽ làm khớp mau hư hơn.
Việc giảm cân, tránh béo phì rất cần thiết kết hợp vận động nhẹ nhàng, thường xuyên để giảm bớt cơn đau và bệnh nhanh khỏi. Nên giữ ấm cơ thể, tránh để lạnh, tránh dầm mưa lạnh. Stress là một trong những yếu tố gây ra cơn gout gấp vì vậy cần có tinh thần luôn thoải mái, không quá căng thẳng.
Ngâm chân nước nóng hàng tối, có thể làm thường xuyên nhưng không nên dụng nước quá nóng, cũng không nên ngâm lúc đang bị viêm cấp.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm -
Chấm dứt ợ hơi, ợ chua, mất ngủ nhờ phương pháp đo áp lực thực quản HRM hiện đại
Từng khổ sở với ợ hơi, ợ chua, nuốt vướng và mất ngủ triền miên, chị H.T.B.L (38 tuổi) đã tìm lại giấc ngủ ngon và sức khỏe chỉ sau thời gian ngắn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc nhờ kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM.July 1 at 12:00 pm -
Long Châu hợp tác cùng Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia chủ động tiên phong tiến hành “kiểm tra kép vì sức khỏe người dân và khách hàng”
Trước thực trạng thuốc giả, thực phẩm chức năng giả làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng, hưởng ứng chủ trương của Chính phủ trong phòng chống hàng giả, hàng kém chất lượng, hệ thống nhà thuốc Long Châu chủ động tiên phong ký kết hợp tác chiến lược với Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (Bộ Y tế).June 25 at 5:09 pm