Người bị sốt xuất huyết kiêng ăn gì?
Người bị sốt xuất huyết kiêng ăn gì
Bệnh sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể lây lan nhanh thành dịch do virus Dengue gây ra. Sốt xuất huyết thường bùng phát vào đầu và cuối mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 11 do lúc này độ ẩm cao tạo điều kiện cho muỗi đẻ trứng và phát triển nhanh. Đặc biệt là loại muỗi vằn trong thời điểm này.

Người bị sốt xuất huyết kiêng ăn gì? Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm có thể bùng phát thành dịch
Người mắc bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì
Do thể trạng người bệnh không tốt, sức đề kháng suy giảm dẫn đến cơ thể mệt mỏi, sốt cao vì vậy cần có chế độ ăn uống hợp lý để nhanh chóng phục hồi sức khoẻ.
1. Bổ sung nước thường xuyên
ThS.Bác sĩ Lê Thị Hải - Nguyên Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn Dinh dưỡng (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết, người bệnh sốt xuất huyết dễ bị sốt cao kèm mệt mỏi nên ăn uống sẽ kém đi. Ngoài ra, bệnh nhân có thể bị sốc, thoát huyết tương ra ngoài gây ra tình trạng cô đặc máu. Việc bồi nước, cung cấp nước cho cơ thể bệnh nhân là rất cần thiết hay bổ sung oresol điện giải.

Người bị sốt xuất huyết nên ăn những thức ăn dạng lỏng
Khi sốt cao, cơ thể cần một lượng nước để điều hoà cơ thể vì vậy cần cho người bệnh uống các loại nước trái cây, nước ép hoa quả như cam, chanh, bưởi, dừa... có chứa nhiều khoáng chất và vitamin C tăng cường sức đề kháng. Việc xây dựng và cung cấp kháng thể giúp thành mạch bền hơn giúp làm giảm tình trạng bệnh.
Việc nghiền lá đu đủ chắt lọc lấy nước uống cũng có tác dụng tốt cho bệnh nhân sốt xuất huyết.
2. Thức ăn dạng lỏng
Những thực phẩm như cháo, súp, thức ăn lỏng và mềm rất tốt cho người mắc sốt xuất huyết bởi chúng dễ hấp thu và tiêu hoá nhanh mà vẫn đảm bảo các chất dinh dưỡng đi vào cơ thể. Tránh ăn cơm, các thực phẩm cứng, khó nuốt, ngoài ra người bệnh cũng có thể uống sữa.
Những trẻ nhỏ còn bú mẹ bị sốt xuất huyết, nguồn sữa mẹ là thức ăn vô cùng quan trọng và dinh dưỡng. Nên chia nhỏ bữa ăn và nước uống cho trẻ, không nên dồn trẻ ăn. Tăng cường bổ sung các món ăn giàu chất đạm như thịt bò, sữa... kèm thực phẩm giàu vitamin A, kẽm để tăng sức đề kháng chống lại căn bệnh dịch lây lan này.
3. Cho trẻ ăn "trả bữa"
Khi trẻ đã khỏi sốt và lại sức cần cho trẻ ăn theo chế độ dinh dưỡng hợp lý để trẻ mau khoẻ lại. Với trẻ còn bú mẹ cần cho trẻ bú đủ tăng cường dưỡng chất. Nếu trẻ ăn dặm nên cho trẻ ăn "trả bữa" nhằm bổ sung các chất dinh dưỡng đã bị mất khi bị ốm tránh trẻ bị suy dinh dưỡng.
Khi mới ốm dậy, trẻ chưa ăn ngon miệng rất cần phụ huynh chia nhỏ bữa ăn và tăng số lượng bữa lên.
Thường xuyên thay đổi khẩu vị món ăn và kiên trì nấu những món ăn dinh dưỡng cho trẻ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Lựa chọn những món ăn giàu vitamin D, A, kẽm, sắt và các khoáng chất... giúp trẻ tăng cường sức khoẻ.

Người bị sốt xuất huyết kiêng ăn gì? Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho người bệnh
4. Nước ép rau
Nước ép rau tươi như cà rốt, dưa chuột và các loại rau lá khác rất tốt cho người bệnh sốt xuất huyết. Do trong thành phần của những loại rau này có chứa các vitamin và khoáng chất cần thiết nhằm tăng cường khả năng miễn dịch và giảm đau.
Những món ăn cần kiêng cho người mắc bệnh sốt xuất huyết
1. Không ăn đồ chiên, xào, nhiều dầu mỡ
Hiện nay chưa có vac-xin phòng bệnh và đặc hiệu của căn bệnh này vì thế mà chế độ dinh dưỡng rất quan trọng, nếu chủ quan sẽ khiến bệnh nặng hơn, thậm chí là sốc.
Những loại thức ăn nhiều mỡ béo như xào, rán, chiên hay những loại gia vị cay, nóng gây khó tiêu nên ăn những loại đồ ăn dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin và khoáng chất...
2. Không nên ăn thực phẩm sẫm màu
Những thực phẩm sẫm màu có thể sẽ gây ra tình trạng xuất huyết cho bệnh nhân vì vậy nên tránh và không để người bệnh ăn hay uống bất kỳ loại thực phẩm có màu đỏ, nâu, đen trong thời gian bị bệnh.

Người bị sốt xuất huyết kiêng ăn những thực phẩm nhiều dầu mỡ, sẫm màu...
Có thể nhận biết bệnh nhân bị chảy máu dạ dày khi nôn mửa. Những thực phẩm có màu sẫm như nước xá xị, nước trái cây sẫm màu, coca, canh củ dền... khi uống vào sẽ rất khó xác định bệnh nhân bị nôn ói hay xảy ra tình trạng xuất huyết dạ dày.
3. Tránh xa đồ ăn cay, nóng
Những loại thực phẩm cay, nóng như gừng, ớt, mù tạt... khiến cơ thể sản xuất rất nhiều nhiệt và làm bệnh thêm nặng. Không chỉ vậy, đưa thức ăn cay, nóng vào trong cơ thể sẽ ảnh hưởng đến sự hồi phục của bệnh nhân.
4. Không uống nước ngọt và mật ong
Những loại nước uống như soda, nước ngọt đóng chai không phải là những đồ uống mà người bệnh sốt xuất huyết nên uống. Mật ông bản chất là thực phẩm nóng cũng như nhiều loại đường tự nhiên khác có thể diệt khuẩn chậm chạp và làm bệnh nặng hơn.
5. Các chất kích thích
Các chất kích thích bao gồm rượu, bia, cà phê, thuốc lá... là "kẻ thù" của sốt xuất huyết. Người bệnh cần giảm lượng caffein, tránh uống rượu, bia và không nên hút thuốc vì chúng có thể sẽ ảnh hưởng đến sức đề kháng.
6. Trà đặc
Những loại trà quá đặc hay uống quá nhiều trà sẽ làm não ở trong tình trạng bị kích thích, tăng huyết áp và dẫn đến nhiệt độ cơ thể người bệnh tăng lên.
Người bệnh mắc sốt xuất huyết sẽ làm giảm tác dụng hoặc làm mất hẳn tác dụng của thuốc hạ sốt.
Các chất có trong trà sẽ làm cho cơ thể tăng nhiệt, ảnh hưởng không tốt đến người bệnh.
7. Trứng gà
Trứng gà là thực phẩm có chứa nhiều protein nên khi đưa vào cơ thể sẽ tạo ra một nhiệt lượng lớn. Lúc này, cơ thể người bệnh bị sốt sẽ tăng thêm nhiệt lượng bởi trứng gà không phát tán ra ngoài được dẫn đến sốt cao và lâu khỏi.
Bên cạnh việc bổ sung các chất dinh dưỡng và kiêng đồ ăn có hại cho cơ thể người bệnh sốt xuất huyết, cần có các phương pháp hỗ trợ và chăm sóc bệnh nhân. Sử dụng khăn sạch nhúng nước ấm, vắt khô và chườm trán, mặt, chân tay, vùng nách, bẹn... của bệnh nhân. Không nên dùng nước đá, nước lạnh để lau mát vì điều này sẽ làm cơ thể người bệnh bị sốc nhiệt và sốt cao hơn.

Người bị sốt xuất huyết kiêng ăn gì? Cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý và nghe hướng dẫn cảu bác sĩ
Nhiều bệnh nhân lựa chọn nằm nhà điều trị mà không đến các bệnh viện nhưng lưu ý nên đưa người bệnh tái khám hàng ngày và nhiều lần trong ngày. Bên cạnh các phương pháp chăm sóc và chữa trị cần tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Sẹo và thuốc trị sẹo Kaapvaal từ Công nghệ Y học tái tạo
Sẹo là dấu vết không mong muốn sau mỗi tổn thương trên da, có thể xuất hiện do tai nạn, bỏng, mụn trứng cá, phẫu thuật hoặc bệnh lý da liễu. Dù không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng sẹo có thể gây mất thẩm mỹ, khiến nhiều người mất tự tin.March 21 at 10:00 am -
Pfizer và VNVC ký thảo luận về sản xuất vắc xin
Tập đoàn dược phẩm hàng đầu thế giới Pfizer và Hệ thống tiêm chủng VNVC vừa ký kết hợp tác chia sẻ kiến thức, xây dựng nhà máy sản xuất vắc xin đạt chuẩn quốc tế tại Việt Nam.March 19 at 10:56 am -
Sữa & Bỉm Thanh Hiền - Nâng niu yêu bé, chăm sóc mẹ mỗi ngày
Với 9 năm hoạt động, cửa hàng Sữa & Bỉm Thanh Hiền khẳng định là điểm đến uy tín, đồng hành cùng ba mẹ trong chăm sóc bé. Phương châm "Vì con yêu là điều quý giá", Thanh Hiền đã mang đến sản phẩm chất lượng cho bé trong suốt hành trình khôn lớn.March 18 at 4:51 pm -
Hệ thống tiêm chủng VNVC tặng Bộ Y tế 500.000 liều vaccine sởi chống dịch
Chiều 17/3, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC đã trao tặng 500.000 liều vaccine sởi (MVVAC - Việt Nam) cho Bộ Y tế, nhằm góp phần đẩy nhanh tốc độ bao phủ vaccine sởi trên toàn quốc.March 18 at 9:04 am