Người bị viêm gan B nên ăn gì và tránh gì?

Viêm gan B là một bệnh nhiễm trùng tiến triển tại gan và có thể gây sẹo, suy chức năng và thậm chí là dẫn tới ung thư gan. Virus gây bệnh dễ lây truyền qua tiếp xúc với máu hoặc chất dịch từ cơ thể người nhiễm virus, quan hệ tình dục không an toàn hoặc do mẹ truyền sang con.
25/11/2022 16:43

Một số triệu chứng bao gồm: Rất mệt mỏi, đau đầu, sốt nhẹ, đau và khó chịu bụng, ăn uống kém, buồn nôn, nước tiểu sẫm màu, vàng da và mắt. Đối với bệnh nhân viêm gan B, một chế độ ăn đầy đủ và cân bằng dưỡng chất là cực kỳ quan trọng, bởi việc ăn uống không khoa học có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề tại gan.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Dưới đây là một số loại thực phẩm mà bệnh nhân viêm gan B cần ưu tiên tiêu thụ trong chế độ ăn thường ngày:

Món ăn từ ngũ cốc nguyên hạt (cơm gạo lứt, bánh mì làm từ lúa mì nguyên cám, lúa mạch…)

Nhóm thực phẩm này rất giàu các dưỡng chất thiết yếu như chất xơ, prôtêin, tinh bột - đường, các loại vitamin như B, B6, E, cùng nhiều khoáng chất khác như magiê, kẽm và đồng. Do đó, tiêu thụ chúng giúp giảm cảm giác thiếu năng lượng và mệt mỏi thường trực cho người bị viêm gan B.

Trái cây và rau củ

Các bác sĩ thường khuyến nghị bệnh nhân viêm gan B ăn đa dạng các loại trái cây và rau củ để cung cấp đầy đủ các chất chống ôxy hóa, vitamin và dưỡng chất quan trọng giúp bảo vệ gan khỏi bị thương tổn, qua đó hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.

Trong số trái cây tiêu thụ cần có táo, cam, nho và chuối. Lý do là ăn táo giúp tăng khả năng miễn dịch, giảm đáng kể nguy cơ nhiễm cảm lạnh cho cơ thể. Cam giàu vitamin C - cũng giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể trước vi khuẩn và hỗ trợ quá trình hồi phục. Chuối thì chứa hàm lượng calorie cao, trong khi nho cung cấp nhiều khoáng chất quan trọng như canxi, kali, phốt-pho, sắt, prôtêin và vitamin B1, B2, B6, C và flavonoid.

Tương tự, các loại rau với màu sắc khác nhau - bao gồm cải bó xôi, cà rốt, nấm cũng cung cấp nhiều khoáng chất và chất chống ôxy hóa mạnh mẽ, rất có lợi cho bệnh nhân viêm gan B. Tốt nhất là nên ăn kết hợp nhiều loại rau hơn là chỉ ăn riêng từng loại.

Dầu ôliu, dầu hạt cải và dầu hạt lanh

Bệnh nhân viêm gan B cần tránh dùng chất béo chuyển hóa có độ bão hòa cao như dầu cọ; các loại dầu thay thế lành mạnh hơn gồm có: dầu ôliu, dầu hạt cải và dầu hạt lanh. Liều dùng được khuyến khích là ít nhất 2-3 muỗng canh/ngày.

Trứng

Ðây là nguồn bổ sung dồi dào và an toàn prôtêin, dưỡng chất đóng vai trò thiết yếu trong việc tái tạo và thay thế các tế bào bị tổn thương ở bệnh nhân viêm gan B.

Thịt nhiều nạc (như thịt gia cầm, thịt cá)

Loại thịt này là một phần thiết yếu trong chế độ ăn có lợi cho sức khỏe gan mà bệnh nhân viêm gan B đặc biệt cần tiêu thụ. Trong đó, thịt gà là lựa chọn tốt nhất.

Các sản phẩm từ đậu nành

Nhóm thực phẩm này giúp tăng cường chức năng gan, nhưng nhớ là chỉ tiêu thụ số lượng vừa phải vì ăn quá nhiều lại  phản tác dụng.

Ngoài những nhóm thực phẩm ưu tiên tiêu thụ kể trên, bệnh nhân viên gan B nên dùng thêm các thực phẩm lành mạnh khác như các loại hạt, sữa nguyên chất, sữa chua và phô-mai.

Tuy nhiên, người bệnh cần tránh dùng thực phẩm chế biến sẵn vốn chứa nhiều muối, các loại sò ốc chưa nấu chín, thịt đỏ (bò, cừu, dê, heo), rau cần tây, cà chua, rong biển, bắp cải. Nếu không thể ăn hết số lượng thực phẩm dùng trong 3 bữa ăn chính trong ngày, người bệnh có thể chia thành 5-6 phần ăn nhỏ để đảm bảo dung nạp đủ lượng calorie cần thiết cho cơ thể hoạt động và chống chọi trước bệnh tật.

Theo Boldsky

comment Bình luận

largeer