Người già nên làm gì để lão hóa lành mạnh?

Lão hóa là quá trình tất yếu khi đến tuổi già, thế nhưng ảnh hưởng của nó vẫn là mối e ngại đối với nhiều người lớn tuổi. Vậy làm thế nào để người già có thể lão hóa lành mạnh, duy trì được cuộc sống luôn vui vẻ, khỏe mạnh?
25/12/2020 09:21

Lão hóa là gì?

lao-hoa

Hình minh họa

Lõa hóa chính là sự già đi theo thời gian của cơ thể, bước vào quá trình lão hóa thì các tế bào sẽ bắt đầu hư tổn, chức năng của các hệ cơ quan cũng bắt đầu suy giảm. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ mắc các loại bệnh tật nghiêm trọng.

Lão hóa thường xuất hiện ở những người  từ 6 tuổi trở đi, tuy nhiên tiến triển của nó ở mỗi người là khác nhau. Vì lão hóa còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như di truyền, môi trường sống, các bệnh mắc phải lúc trước, hành vi, thói quen sinh hoạt,…

Vì thế, để có thể lão hóa lành mạnh người già nên chú ý một số yếu tố. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, lão hóa lành mạnh chính là ngày càng già đi nhưng trạng thái tinh thần vẫn luôn vui vẻ, đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của xã hội, duy trì được những mối quan hệ xung quanh và đóng góp tích cực cho xã hội.

Ảnh hưởng của quá trình lão hóa đến cơ thể

lao-hoa-rang-nguoi-gia

Hình minh họa

  • Tim: do sự tác động của quá trình lão hóa, tim sẽ phải làm việc nhiều hơn các mạch máu bị xơ cứng dần, điều này dẫn đến việc bơm máu cũng dần trở nên khó khăn. Ngoài ra, chất béo cũng sẽ bắt đầu tích tụ ở thành mạch máu, điều này làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông trong tim, dẫn đến những rủi ro cao người già sẽ mắc các bệnh liên quan đến đột quỵ, đau tim, tăng huyết áp,…
  • Thính giác: càng cao tuổi, quá trình lão hóa diễn ra càng nhanh thì thính giác cũng sẽ bắt đầu suy giảm. Điều này sẽ làm cho người già khó phân biệt được âm thanh, mất khả năng giữ thăng bằng cơ thể.
  • Thị giác: cũng tương tự như thính giác, giai đoạn lão hóa thị giác cũng sẽ kém dần. Mắt thường xuyên xuất hiện tình trạng khô, mỏi mắt, khó nhìn gần,…
  • Mùi và vị giác: vị giác và khứu giác vốn có quan hệ mật thiết với nhau, lúc lão hóa thức năng của chúng sẽ giảm đi. Điều này làm người cao tuổi rơi vào trường hợp ăn không ngon miệng, chán ăn, dễ đối diện với nguy hiểm vì không ngửi thấy được mùi,…
  • Ngoài ra, các hệ xương khớp, hệ tiêu hóa, các bộ phận bên trong cơ thể như thận, bàng quang,…cũng sẽ bị ảnh hưởng, suy giảm nghiêm trọng. Cụ thể, các khớp trở nên cứng hơn, giòn hơn nên rất dễ bị gãy và hạn chế trong việc đi đứng. Hay tuổi tác cao thì chức năng lọc thải của thận cũng sẽ giả, bàng quang kém đàn hồi hơn khó giữ được nước tiểu như trước nên người già thường bí tiểu, tiểu không kiểm soát.
  • Não bộ cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong quá trình lão hóa, cấu trúc của não bộ thay đổi, các tế bào thần kinh giảm, khó liên kết với nhau khiến cho người già khó tập trung, khó ghi nhớ, thậm chí là giảm trí nhớ,..,
  • Làn da là nơi dễ thấy nhất khi bạn bước vào quá trình lão hóa, vì da lúc nào sẽ trông mỏng hơn, nhạt màu hơn. Thậm chí các đốm sắc tố lớn như đốm đồi mồi, nốt sần,…cũng thường xuyên xuất hiện ở những vùng da có sự tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Làm thế nào để người già lão hóa lành mạnh?

nguoi-gia-the-thao-2018

Hình minh họa

  • Nên duy trì vận động hợp lý

Khi bước vào quá trình lão hóa, cơ bắp sẽ giảm dẫn. Tuy nhiên, việc tập thể dục, thể thao nhất là những bài tập tăng cường sức bền sẽ giúp tăng khối lượng cơ bắp, sức mạnh cơ thể hiệu quả hơn. Ngoài ra, việc thường xuyên luyện tập thể dục còn giúp người già giữ thăng bằng được tốt hơn, giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến béo phì, tim mạch, đột quỵ, tiểu đường,…

  • Nên ăn uống lành mạnh, khoa học

Để lão hóa lành mạnh thì người già nên chú ý đến chế độ ăn uống thường ngày của mình. Không nên ăn quá nhiều vì nó có thể dẫn đến thừa chất, gây nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tiểu đường,tim mạch,… Đối với người cao tuổi bước vào tuổi già thì chế độ ăn ít các chế béo bão hòa, nhiều trái cây, rau củ quả, ngũ cốc hạt, cá,…là một chế độ ăn tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, người cao tuổi cũng nên uống nhiều nước mỗi ngày và hạn chế những thực phẩm có đường.

  • Nên tiến hành xét nghiệm định kỳ

Khi bắt đầu tuổi 40 thì mỗi người nên chủ động đi khám sức khỏe định kỳ, thực hiện một số xét nghiệm để kiểm tra chức năng của cơ thể, đặc biệt là huyết áp, mức cholesterol,…  để có thể phát hiện và điều trị bệnh kịp thời nếu có.

  • Nên chăm sóc giấc ngủ của mình

Ngủ đúng giờ và đủ giấc đóng một vai trò quan trọng trong việc lão hóa lành mạnh. Vì khi ngủ cơ thể sẽ tự động tiết ra một loại hormone tăng trưởng là collagen và elastin – đây là loại hormone giúp phục hồi cơ thể, và giúp da luôn căng tràn sức sống. Ngoài ra một giấc ngủ đảm bảo cũng sẽ giúp người cao tuổi giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến thần kinh, trí nhớ,…

  • Chăm sóc sức khỏe tinh thần

Quá trình lão hóa sẽ diễn ra chậm hơn nếu bạn luôn giữ mình trong trạng thái tích cực, duy trì các mối quan hệ xung quanh và sống có mục đích. Vì thế, khi càng lớn tuổi bạn lại càng nên thường xuyên giữ liên lạc với con cháu, bạn bè,…để không cảm thấy cô đơn, lạc lõng khi về già. Đồng thời cũng nên xây dựng cho mình những thói quen tốt như chơi cờ, tham gia các câu lạc bộ,…để giúp vui vẻ, thoải mái hơn mỗi ngày.

Thu Hà

comment Bình luận

largeer