Người khỏi bệnh COVID-19 thì khả năng kháng virus SARS-CoV-2 ra sao?
Câu hỏi thường được đặt ra cho nhóm người này là liệu: Họ đã được an toàn trước bệnh COVID-19 chưa? Khả năng tái nhiễm của họ là như thế nào? So với người tiêm vaccine COVID-19 thì hệ miễn dịch của họ như thế nào? Tối thiểu họ sẽ được bảo vệ trong bao lâu? Họ có nên tiêm ngừa vaccine COVID-19 hay không? và họ có nên được cấp “thẻ xanh COVID” hay không?
Có một sự khác nhau “rất lớn” về phản ứng của hệ miễn dịch khi cơ thể được tiêm vaccine và cơ thể bị nhiễm bởi virus SARS-CoV-2 một cách tự nhiên. Hầu hết các vaccine COVID-19 hiện nay chỉ nhắm đến một protein quan trọng là protein gai (protein S) có trên bề mặt của virus như vaccine của Pfizer/BioNTech, Moderna, AstraZeneca, Johnson&Johnson, Sputnik V hoặc sử dụng con virus đã bị làm chết (bằng nhiệt hoặc chất hóa học) trong trường hợp vaccine của Sinopharm hoặc Sinovac, để dạy hệ miễn dịch hình dạng con virus thật như thế nào.
Trong khi đó, khi bị nhiễm virus SARS-CoV-2 thật, virus này sẽ xâm nhập vào tế bào vật chủ qua thụ thể ACE2 trên bề mặt tế bào, tạo ra nhiều loại protein trong suốt chu kỳ sống và sinh sản của chúng (không chỉ riêng protein S mà còn nhiều protein khác), tương tác với hàng loạt các con đường tín hiệu của tế bào và do đó hệ miễn dịch của cơ thể sẽ bị kích hoạt một cách toàn diện hơn và nhận biết virus SARS-CoV-2 một cách đầy đủ hơn. Để dễ hiểu hơn có thể hình dung việc tiêm vaccine giống như chúng ta học một vấn đề gì đó chỉ qua một bảng tóm tắt ngắn gọn chứa các điểm chính trong bài, trong khi việc nhiễm virus thật giống như bạn phải học một cuốn sách dày cộm để hiểu về nó một cách thấu đáo! Do vậy, nhìn chung hệ miễn dịch được tạo ra từ người bị nhiễm virus một cách tự nhiên “mạnh” hơn nhiều so với hệ miễn dịch được tạo ra từ vaccine.
(Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, nói như vậy không phải để khuyến khích đi “lây nhiễm tự nhiên” để có hệ miễn dịch mạnh hơn vì bệnh COVID-19 là một căn bệnh nguy hiểm và có tỉ lệ tử vong cao ở người lớn tuổi, người có bệnh nền,… vaccine vẫn là giải pháp quan trọng và ưu tiên hàng đầu để phòng tránh lây nhiễm bệnh và ngăn nguy cơ trở nặng hoặc tử vong.
Một nghiên cứu được thực hiện ở Lombardy, Ý từ hồi năm ngoái, họ quan sát những người đã nhiễm và chưa nhiễm virus SARS-CoV-2 (kiểm tra bằng xét nghiệm RT-PCR) trong cộng đồng hồi đợt sóng dịch đầu tiên (khoảng từ tháng 2 tới tháng 7 năm 2020). Nghiên cứu này được thực hiện trên khoảng 15 ngàn người, theo dõi cho đến hết ngày 28/2/2021. Người được coi là “bị tái nhiễm” khi người ấy lại được ghi nhận dương tính sau hơn 90 ngày kể từ lần cuối xét nghiệm âm tính (sau khi hồi phục bệnh COVID-19).
Kết quả cho thấy trong hơn 1.579 người đã bị nhiễm virus thì chỉ có 5 người bị tái nhiễm (tỉ lệ 0.31%), trong đó chỉ có 1 người phải điều trị trong bệnh viện. Còn ở nhóm người chưa bị nhiễm (có 13.496 người) thì có 528 người được phát hiện bị nhiễm virus sau đó (tỉ lệ 3.9%). Kết quả nghiên cứu cho ta thấy, 2 nhóm người này ở trong cùng một điều kiện thì nhóm người đã mắc bệnh COVID-19 xác suất xảy ra tái nhiễm là rất thấp, ít hơn khoảng 12.5 lần so với người chưa nhiễm và khả năng bảo vệ của miễn dịch tự nhiên này có thể kéo dài ít nhất là 1 năm.
Một nghiên cứu tương tự như vậy cũng đã được thực hiện ở Thụy Sĩ khi họ quan sát 2 nhóm người đã nhiễm và chưa nhiễm virus tính từ hồi đợt sóng dịch đầu tiên xảy ra ở nước của họ (tháng 4 đến tháng 6 năm 2020), nghiên cứu thực hiện đến hết đợt sóng thứ 2 (tháng 1 năm 2021). Họ thấy rằng số người tái nhiễm ở nhóm người đã nhiễm là 7 người trên 498 (tỉ lệ 1.4%), trong khi đó có đến 154 người bị nhiễm trong 996 người chưa từng nhiễm (tỉ lệ 15.5%). Ở nghiên cứu này, chúng ta thấy nguy cơ tái nhiễm của người đã bị mắc COVID-19 cũng là rất thấp, ít hơn nhóm chưa nhiễm khoảng 11 lần (khá gần với con số trong nghiên cứu ở Ý). Nhóm tác giả cũng thận trọng đưa ra nhận định là nhóm người đã bị nhiễm virus tự nhiên thì có khả năng kháng lại việc tái nhiễm ít nhất là trong 8 tháng.
Hai nghiên cứu trên thực hiện so sánh trên nhóm người đã nhiễm và chưa nhiễm virus để thấy được xác suất người bị tái nhiễm bệnh COVID-19 là rất thấp. Vậy thì so với những người đã tiêm vaccine COVID-19 thì như thế nào? Cho đến nay chưa có câu trả lời chính xác, do vaccine COVID-19 mới chỉ được cấp phép sử dụng khẩn cấp từ hồi cuối năm 2020 và chỉ bắt đầu được tiêm nhiều hơn ở các nước khi số lượng vaccine được sản xuất nhiều hơn và đa dạng hơn, vì thế vẫn chưa có nghiên cứu tương tự như trên để so sánh trực tiếp giữa nhóm người đã tiêm vaccine và các nhóm bị nhiễm virus một cách tự nhiên (mình nghĩ là cần ít nhất nữa năm nữa).
Tuy nhiên, hiện nay khi mà các biến chủng mới xuất hiện (như Beta ở Nam Phi hoặc Delta ở Ấn Độ) với những đặc tính có thể giúp chúng “vượt” hàng rào miễn dịch (trong tiếng Anh người ta hay dùng từ “breakthrough”) để nhiễm lên những người đã tiêm vaccine, thì cho đến hiện giờ cũng chưa thấy báo cáo khoa học nào cho thấy tỉ lệ “vượt rào” xảy ra ở người đã bị nhiễm bệnh COVID-19 trước đó ngang ngửa với những người đã tiêm vaccine.
Một công trình khoa học gần đây của nhóm nghiên cứu ở New York giúp làm sáng tỏ một phần tại sao khi bị nhiễm virus SARS-CoV-2 một cách tự nhiên, người hồi phục có hệ miễn dịch mạnh hơn so với người được tiêm vaccine. Trong nghiên cứu này họ thấy rằng tế bào nhớ B (memory B cells) trong cơ thể người đã bị nhiễm virus có thể tiếp tục tiến hóa (evolve) trong tối thiểu 1 năm để tạo ra các kháng thể giúp chống lại sự xâm nhiễm của virus, thậm chí là các biến chủng mới nguy hiểm. Trong khi đó sự tiến hóa của các tế bào B này ở người tiêm vaccine mRNA (như của Moderna hoặc Pfizer- BioNTech) chỉ dừng lại khoảng trong 5 tháng sau khi tiêm ngừa. Trong một nghiên cứu khác của nhóm ở Netherlands, các nhà khoa học thấy rằng cũng có sự khác biệt rõ rệt trong nhóm người bị bệnh nặng và nhóm người bị nhẹ hoặc không triệu chứng. Huyết tương lấy từ nhóm người bị bệnh nhẹ hoặc không triệu chứng thường có ít kháng thể hơn và khả năng trung hòa virus yếu hơn, đặc biệt là đối với các chủng mới.
Nói chung, người đã nhiễm virus SARS-CoV-2 một cách tự nhiên, ngoài loại kháng thể được tạo ra để nhận biết protein S thì còn nhiều loại kháng thể khác nhận biết các loại protein khác nhau trong và ngoài con virus, tương tác với nhiều con đường tín hiệu trong tế bào, kích thích hệ miễn dịch toàn vẹn hơn. Virus tồn tại trong cơ thể người bị nhiễm dài hơn (thường là 1-2 tuần) so với thời gian tồn tại các kháng nguyên được tạo ra bởi vaccine (thường chỉ vài ngày). Do vậy, các tế bào miễn dịch của cơ thể “học” được nhiều hơn và hiệu quả hơn, cũng giống như bạn được dạy bởi một “chương trình nâng cao” với thời lượng học dài hơn và nhiều học cụ sinh động, phong phú hơn sẽ nhớ bài học lâu hơn và thậm chí phát triển khả năng sáng tạo thêm.
Tóm lại, các kết quả nghiên cứu khoa học cho đến nay cho thấy rằng những người bị nhiễm virus một cách tự nhiên (có triệu chứng lẫn không có triệu chứng) có hệ miễn dịch khá tốt để ngăn chặn sự tái nhiễm virus, ít nhất là trong 8 tháng đến 1 năm hoặc hơn. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho những người đó và cho cộng đồng, hiện nay ở nhiều nước trên thế giới khuyên những người này nên được tiêm vaccine COVID-19 sau 6 tháng kể từ ngày bị nhiễm bệnh để đảm bảo có hệ miễn dịch kháng virus SARS-CoV-2 được kích hoạt đầy đủ.
Hiện nay, nhiều nơi ở Việt Nam đang có kế hoạch cấp “thẻ xanh COVID” cho những người đã tiêm đủ 2 liều vaccine và người đã khỏi bệnh COVID-19 một cách tự nhiên, để nới lỏng việc quản lý đi lại. Tuy nhiên, theo như phản ánh của các báo trong nước thì việc cấp thẻ này đang gặp khó khăn đối với những người tự điều trị ở nhà, tự khỏi và chưa khai báo chính quyền địa phương. Việc xác định những người này không khó gì cả, vì sau khi bị nhiễm bệnh thì lượng “kháng thể” kháng virus trong máu những người này tồn tại rất lâu (ít nhất là hơn nửa năm) nên việc "xét nghiệm kháng thể" để xác định người đã nhiễm bệnh (dù chưa khai báo) là chuyện không khó và không tốn kém quá nhiều để có thể thực hiện nhanh chóng và tạo điều kiện cấp “thẻ xanh COVID” cho họ vì họ đã an toàn.
* "Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"
Theo chia sẻ của TS. Nguyễn Hồng Vũ, Viện nghiên cứu City of Hope, California, USA; Cố vấn khoa học Ruy Băng Tím
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Reborn Lift – Phương pháp trẻ hóa đa điểm giúp căn chỉnh gương mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng
Phương pháp Reborn Lift được nhiều chị em lựa chọn vì mang đến giải pháp trẻ hóa toàn diện, giúp điều chỉnh các đường nét khuôn mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng, tạo nên vẻ đẹp hài hòa và tự nhiên. Sử dụng công nghệ nâng cơ đa điểm tiên tiến, Reborn Lift không chỉ giúp làn da trở nên săn chắc mà còn hỗ trợ định hình cấu trúc khuôn mặt, duy trì sự cân đối và nét tươi trẻ lâu dài.November 23 at 6:06 pm -
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm