Nguyên nhân gây vàng da ở trẻ sơ sinh
Là hiện tượng sinh lý bình thường
Tình trạng này xảy ra do sự tích tụ của bilirubin – một chất có màu vàng được sinh ra khi các tế bào máu đỏ bị phá vỡ. Điều này xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh vì các bé có lượng tế bào máu đỏ cao.
Các tế bào này thường xuyên bị phá vỡ và được thay mới. Tuy nhiên, gan của bé lại chưa đủ trưởng thành để lọc bỏ hết bilirubin khỏi máu.
Thường thì khi bé được 2 tuần tuổi, gan đã phát triển đầy đủ hơn và đủ sức xử lý bilirubin, nên bệnh vàng da sẽ tự khỏi mà không gây ra bất kỳ nguy hiểm nào.
Có thể là biểu hiện của bệnh lý
Trong một số ít trường hợp, vàng da sinh lý là dấu hiệu của một căn bệnh tiềm tàng nào đó, và ở những trường hợp này, vàng da sẽ xuất hiện sớm, trong vòng 24 giờ sau sinh.
Các mẹ nên tập trung quan sát và theo dõi tình trạng này trong vòng 7 ngày và đánh giá dưới ánh sáng tự nhiên. Sau đó, dùng ngón tay trỏ ấn nhẹ từ trên mặt da giữ vài giây sau đó quan sát độ vàng của da ở vùng da vừa mới ấn nhẹ ngón tay xuống.
Nên quan sát da trẻ theo thứ tự từ trên xuống dưới: Bắt đầu từ trán – ngực – bụng – đùi – cẳng chân. Nếu chỉ thấy vàng da từ trán xuống ngực thì không cần cho trẻ đi khám, chỉ cần theo dõi ở nhà.
Nếu thấy trẻ vàng da đến bụng hoặc đến đùi, cẳng chân thì cần phải đưa trẻ đến cơ sở khoa Nhi có khoa sơ sinh khám và xét nghiệm định lượng bilirubin/máu.
Kiến thức cơ bản về bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh
Dấu hiệu nhận biết vàng da ở trẻ
Triệu chứng của bệnh là bé bị vàng da, vàng vùng tròng trắng của mắt. Ngoài ra, mẹ còn có thể nhận biết bệnh qua những dấu hiệu dưới đây:
- Vàng lòng bàn tay, lòng bàn chân.
- Nước tiểu có màu tối hoặc màu vàng (nước tiểu của bé sơ sinh thường không màu)
- Phân nhạt màu thay vì màu vàng hay da cam ở trẻ sơ sinh bình thường.
Vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết?
Chỉ những trường hợp có mức bilirubin quá cao mới cần phải được can thiệp về y tế bởi nguy cơ biliburin có thể di chuyển đến não và gây hư hại não.
Thông thường, với mỗi cơ địa của mỗi bé khác nhau sẽ có khoảng thời gian hiện tượng vàng da biến mất khác nhau. Đối với sự phát triển bình thường của trẻ chỉ sau 2 – 3 tuần tuổi hiện tượng này tự biến mất. Các mẹ nên cho bé tắm nắng từ 10 -15 phút buổi sáng mỗi ngày, điều này cũng giúp bệnh vàng da mất dần.

Trẻ bị vàng da mẹ nên ăn gì?
Carotene trong khẩu phần ăn của mẹ là nguyên nhân gây ra bệnh vàng da ở trẻ. Nó thường thấy trong các loại trái cây và rau quả có màu cam, màu vàng như cà rốt, bí ngô, đào, khoai lang đỏ, khoai lang vàng… Hoặc những loại rau có màu xanh đậm như bông cải xanh, rau bi na, cải xanh…
Nếu không muốn bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh xảy ra với bé các mẹ hãy lưu ý chế độ ăn của mình. Đặc biệt cần cẩn trọng trong cách điều trị theo mẹo dân gian, khoa học mới là cách lựa chọn tốt nhất!

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Xác thực truy xuất nguồn gốc - 'thuốc đặc trị' chống hàng giả
Khi nền kinh tế số đang trở thành một trong những trụ cột phát triển của đất nước, thì yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.July 9 at 8:25 am -
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 3 at 12:01 pm -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am