Nguyên nhân và cách điều trị mẹ nên biết

Mất ngủ có thể khiến các mẹ mất bình tĩnh, khó kiềm chế khi xử lý các vấn đề (như khi con quấy khóc). Nghiêm trọng nhất, mất ngủ kéo dài có thể là một trong những nguyên nhân gây trầm cảm sau sinh.
23/08/2018 18:00

Những bà mẹ mất ngủ đến mức kiệt sức, trầm cảm

Những vấn đề giấc ngủ của bà mẹ sau sinh có thể bắt nguồn từ nhiều lý do: con quấy khóc, mức hormone progesterone thay đổi thất thường... Bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn để chìm vào giấc ngủ, có những giấc ngủ không sâu, và do đó mệt mỏi hơn vào ngày hôm sau.

Chung mat ngu sau sinh: Nguyen nhan va cach dieu tri me nen biet

 

Nguyên nhân và cách điều trị mẹ nên biết. Nguyên nhân do con quấy khóc, nội tiết thay đổi thất thường

Ngoài sự mệt mỏi đến kiệt sức, các vấn đề thần kinh cũng sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng do mất ngủ. Giấc ngủ là lúc để bạn “sắp xếp” lại các ký ức, biến những ghi nhớ ngắn hạn thành dài hạn. Nếu thiếu ngủ triền miên, các bà mẹ khó khăn hơn khi thực hiện việc ghi nhớ, ngay cả những việc đơn giản như “Mình đã thay tã cho con chưa nhỉ?” cũng khiến các mẹ đau đầu.

Mất ngủ có thể khiến các mẹ mất bình tĩnh, khó kiềm chế khi xử lý các vấn đề (như khi con quấy khóc). Nghiêm trọng nhất, mất ngủ kéo dài có thể là một trong những nguyên nhân gây trầm cảm sau sinh.

Mẹo đơn giản giúp mẹ dễ ngủ hơn

Tạo lịch trình phù hợp cho giấc ngủ

Để tránh mất ngủ, nên tránh ăn những bữa ăn nhiều dinh dưỡng trước khi ngủ, không thực hiện những việc căng thẳng vào buổi tối.

Bạn có thể uống một cốc sữa ấm trước giờ ngủ có thể làm giảm acid tryptophan, giúp cơ thể dễ chìm hơn vào giấc ngủ.

Tạo không gian ngủ

Đảm bảo phòng ngủ yên tĩnh, tối, giảm nhiệt độ xuống mức vừa phải. Trong phòng ngủ nên dán giấy lên cửa sổ để giảm sáng, bật tiếng ồn trắng nếu cần.

chung tram cam sau sinh

 Nguyên nhân và cách điều trị mẹ nên biết. Mẹ sau sinh nên thiết lập thói quen ngủ

Bạn nên đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ, dù cho trong đêm có phải thức dậy vài lần để chăm sóc em bé cũng không nên ngủ bù. Ngoài ra, làm cùng một việc trước khi đi ngủ như đọc một cuốn sách, tắm nước ấm... cũng là cách để tạo thói quen tốt cho cơ thể.

 Nên dành thời gian ngủ trưa

Mẹ có thể tranh thủ ngủ trưa khi bé ngủ. Chỉ cần 20-30 phút ngủ trưa sẽ giúp bạn cảm thấy tỉnh táo hơn khi tỉnh dậy. Tuy nhiên, mẹ không nên ngủ muộn hơn 2-3 giờ chiều, điều này có thể làm ảnh hưởng đến giờ ngủ ban đêm của bạn.

Tìm kiếm sự hỗ trợ của bác sĩ

Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài khiến bạn kiệt sức mà những cách trên đều không giúp ích, bạn cần đi tìm bác sĩ để hỗ trợ. Những vấn đề như mất ngủ có thể dẫn đến những bệnh về thể chất cũng như tâm thần.

comment Bình luận

largeer