Nhai cơm, mớm cơm cho trẻ gây nguy hiểm khôn lường

Nhai cơm (nhá cơm) cho trẻ ăn là phương pháp bón cơm cho trẻ được các cụ lưu truyền để lại đến ngày nay. Tuy nhiên, việc nhai cơm của người lớn này tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
23/11/2020 14:26

Trước đây, nhiều ông bà, cha mẹ khi cho trẻ ăn thường có thói quen nhai cơm cho nát ra rồi bón cho bé ăn. Tuy nhiên, việc này gây ra sự mất vệ sinh và có thể truyền nhiễm vi khuẩn từ người lớn cho trẻ. Thói quen này xuất phát từ xa xưa tuy nhiên, do điều kiện hoàn cảnh xã hội ngày trước chưa có máy xay sinh tố, chưa thể xay nát thức ăn cho trẻ hoặc do phụ huynh lo lắng trẻ có thể bị hóc hoặc quá cứng nên mới nhai thức ăn trước khi bón cho trẻ.

nhai com cho tre

Hình minh họa.

Nhiều người cho rằng, thức ăn cho trẻ sau khi được có nước bọt của người lớn thấm vào sẽ trơn tuột, dễ nuốt, bé sẽ ăn được tốt hơn.

Ngày nay, phương pháp cho ăn này không còn phù hợp bởi tiềm ẩn nhiều nguy cơ không tốt cho sức khỏe của trẻ.

Khiến trẻ lười nhai

Theo nghiên cứu, trẻ từ 6 tháng đã bắt đầu ăn dặm để bổ sung các dưỡng chất còn thiếu trong sữa mẹ. Từ thời điểm này, lượng thức ăn được nạp vào cơ thể bé, tạo cho bé các kỹ năng  về nhai, nuốt, tiêu hóa thức ăn. Do đó, nếu cha mẹ, ông bà nhai cơm cho trẻ, thức ăn đã nát khi đó, bé sẽ chỉ nuốt chửng theo phản xạ và không có kỹ năng nhai. Điều này cũng khiến trẻ trở nên biếng ăn và ảnh hưởng đến sau này, bé sẽ không biết ăn hoặc hạn chế ăn được các loại thức ăn cứng cần phải nhai.

Không tập cho bé thói quen ăn thức ăn thô, nhai cơm hoặc thường xuyên xay nhuyễn thức ăn cho bé còn có thể gây bệnh viêm loét dạ dày. Bởi khi các loại thức ăn được xay nhuyễn, hòa lại với nhau sẽ tạo nên những hương vị lạ, khó ăn khiến trẻ dễ bị nôn trớ. Tình trạng nôn kéo dài thường hay gây ra viêm loét thực quản, dạ dày. Với những trường hợp trào ngược thức ăn trở vào lại còn nguy hiểm hơn vì tình trạng này có thể gây ho, gây ra bệnh hen ở trẻ.

luoi an

Hình minh họa.

Gây mất vệ sinh, truyền nhiễm bệnh

Trước tiên, điều đầu tiên có thể quan sát trực tiếp, khi người lớn nhai thức ăn cho trẻ bằng miệng, các vi khuẩn trong miệng người lớn có thể truyền qua thức ăn khi đến với trẻ. Trong khi, hệ miễn dịch của trẻ còn yếu ớt, rất dễ bị lây nhiễm các bệnh từ người lớn vì các vi khuẩn như lao phổi, cúm, viêm gan...

Đặc biệt, hiện nay, loại virus hợp bào hô hấp (RSV) là nguyên nhân gây ra các bệnh về hô hấp đang phổ biến có thể gây biến chứn nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Loại virus này đang hoành hành trong thời gian giao mùa này càng khiến bố mẹ nên cẩn trọng.

Theo BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu, BV Bệnh nhiệt đới TƯ đã từng chia trẻ trên báo chí trước đó, với đường nước bọt, nhiều virus đường ruột có thể lây truyền qua như virus gây bệnh tay chân miệng, enterovirus, virus gây bại liệt, tiêu chảy...

Ngoài ra, còn một số những căn bệnh có thể lây truyền cho trẻ qua con đường nhai mớm thức ăn mà chúng ta vô tình gây ra như: Bệnh lậu, bệnh màng não mô cầu; bệnh viêm gan; bệnh lỵ amíp...

Bệnh lây qua đường nước bọt cũng có thể xuất phát do virus Herpes. Chúng có thể gây các vết loét, mụn nước dạng herpes trên da, thường ở vùng bán niêm mạc hoặc virus có thể xâm nhập, tồn tại dạng “ngủ” âm thầm trong người, đến khi có điều kiện thuận lợi sẽ tái hoạt động gây chốc mép, zonar, thậm chí viêm não do Herpes. 

Không chỉ có vậy, trong nước bọt còn có loại vi khuẩn HP cực nguy hiểm. Vi khuẩn HP là một trong những vi khuẩn vây viêm loét dạ dày và là yếu tố có thể gây ung thư dạ dày. Trẻ nhỏ được người lớn mớm, đút thức ăn, dùng chung đũa, uống chung ly nên khả năng lây lan bệnh rất cao.

Giảm tác dụng của men tiêu hóa của trẻ

Khi để trẻ ăn tự nhiên thì tác dụng của men tiêu hóa được phát huy và dần dần sản sinh ra các chất đề kháng chống lại các thực phẩm không tốt cho tiêu hóa. Về sau, trẻ sẽ ăn uống tự do hơn mà ít phải lo “kén chọn” thực phẩm vì khó tiêu hóa. Việc nhai cơm cho trẻ sẽ làm hạn chế việc điều tiết men tiêu hóa này nên về sau, trẻ cũng sẽ bị hạn chế về các loại thực phẩm trong bữa ăn của mình.

Giảm khả vị giác và khứu giác ở trẻ

Trẻ cần được hoàn thiện và phát triển đầy đủ các khả năng, trong đó, vị giác và khứu giác vô cùng quan trọng. Thức ăn xay hoặc nhai cơm lẫn thức ăn bón cho trẻ làm hạn chế điều này. Trẻ sẽ không nhận biết và thưởng thức được mùi vị của thức ăn, nên sẽ chậm phân biệt được các loại thực phẩm.

Do đó, nên để cho trẻ tự khám phá mùi vị của các món ăn, hãy để cho bé ăn thô đúng lúc.

Dương Nhung (tổng hợp)

 

 

comment Bình luận

largeer