Nhận biết đục thủy tinh thể theo từng giai đoạn

Đục thủy tinh thể là bệnh khá phổ biến ở người lớn tuổi và là nguyên nhân hàng đầu gây suy giảm thị lực, mù lòa trên thế giới. Do đó, việc phát hiện bệnh ngay từ giai đoạn sớm qua các dấu hiệu sẽ giúp bạn có thêm thời gian để làm chậm quá trình phát triển, từ đó có phương pháp điều trị hiệu quả, phù hợp.
03/07/2022 18:08

 Giai đoạn sớm

- Thị lực mờ: Thị lực yếu dần đi hoặc cảm giác có sương mù trước mắt là một triệu chứng ban đầu phổ biến mà bạn cần lưu tâm.

- Khó khăn khi lái xe vào ban đêm: Đục thủy tinh thể cũng khiến mắt người bệnh khó cân bằng giữa bóng tối và ánh sáng. Tình trạng này khiến người bị bệnh rất khó khăn khi lái xe vào ban đêm. Nếu đèn xe và đèn đường khiến bạn đau đầu nhức mắt thì bạn nên đi thăm khám sớm.

- Mắt mờ như có màng che: Thị lực giảm nhiều, đặc biệt là mắt mờ như có màng che làm cho hình ảnh bị nhạt màu, màu không chuẩn, bị mờ nhòe là dấu hiệu điển hình của đục thủy tinh thể.

ducthuytinhthe

Giai đoạn muộn

Màu sắc của thủy tinh thể thay đổi: Khi bệnh đục thủy tinh thể tiến triển ở giai đoạn muộn sẽ khiến màu sắc của thủy tinh thể thay đổi, trở nên sẫm màu hơn.

- Nhìn thấy chấm đen trước mắt: Bên cạnh dấu hiệu nhìn xa kém do thị lực giảm, những chấm đen có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau lơ lửng trong tầm nhìn cũng là biểu hiện rõ rệt của đục thủy tinh thể. Nếu những đốm đen này chỉ di chuyển khi bạn liếc mắt, có thể mắt của bạn đã ở giai đoạn muộn.

- Nhạy cảm hơn với ánh sáng: Một số mức độ ánh sáng nhất định sẽ làm ảnh hưởng đến mắt khi bị đục thủy tinh thể. Ánh sáng mặt trời là kẻ thù lớn nhất đối với những người bị đục thủy tinh thể.

- Giảm nhận thức về màu sắc: Đục thủy tinh thể sẽ làm giảm khả năng nhận biết màu sắc của mắt. Một số màu sẽ trông mờ nhạt khi thủy tinh thể bị đục. Ví dụ, một màu trắng sẽ trông giống màu vàng hơn nhiều so với thực tế.

- Song thị (Nhìn đôi): Tình trạng song thị sẽ xảy ra khi mắt bị đục thủy tinh thể không đồng nhất (bị đục 1 bên) làm ánh sáng qua mắt bị đục không hội tụ tại đúng hoàng điểm trong khi mắt bên kia nhìn bình thường gây ra nhìn đôi.

Bệnh Viện Mắt Hà Nội 2

comment Bình luận

largeer