Nhiều nước chuyển sang mua vaccine COVID-19 của Trung Quốc
Khi đại dịch COVID-19 tràn sang năm 2021, việc triển khai vaccine ngay cả ở một số quốc gia giàu có vẫn đang diễn ra chậm chạp. Ở nhiều quốc gia đang phát triển, hoạt động tiêm chủng vẫn chưa bắt đầu. Bị thất thế trên đường đua mua vaccine COVID-19 của phương Tây do kém hơn nguồn lực tài chính, nhiều nước đang phát triển đã tìm đến vaccine của Trung Quốc để giải bài toán nguồn cung.
Peru - quốc gia Nam Mỹ hiện ghi nhận hơn 1,2 triệu ca mắc COVID-19, trong đó hơn 45.000 ca tử vong, đang trong làn sóng dữ COVID-19 thứ hai và người dân nước này đang đặt niềm tin vào vaccine để có thể thay đổi tình thế.
Peru trong tháng này đã đạt được các thỏa thuận mua vaccine từ một số hãng dược phương Tây, sau nhiều tháng tụt lại đằng sau trên đường đua mua vaccine COVID-19. Nhưng đây là một thách thức xét đến sự chậm trễ về nguồn cung. Và kể cả trong trường hợp may mắn thành công, đất nước 33 triệu dân này chỉ có thêm tiêm chủng cho khoảng một nửa dân số. Vì vậy, vaccine COVID-19 của Trung Quốc trở thành lời giải cho phần còn lại của bài toán.

Nhân viên kiểm tra chất lượng tại cơ sở đóng gói vaccine của Sinovac - Ảnh: Reuters
Bà Jennifer Huang Bouey - Chuyên gia dịch tễ học Trung Quốc cho biết: "COVID-19 đã mang đến sự thay đổi lớn với Trung Quốc. Các nhà sản xuất Trung Quốc chưa bao giờ chứng kiến nhu cầu quốc tế lớn đến vậy với dược phẩm của họ".
Tuy nhiên, theo tờ Washington Post, việc thiếu công khai dữ liệu lâm sàng về vaccine của Trung Quốc đang đặt ra một số câu hỏi, như khả năng phân phối hàng triệu liều vaccine của các phòng thí nghiệm nước này nhanh gấp đôi các nhà sản xuất khác.
Hai loại vaccine Sinopharm và Sinovac của Trung Quốc hiện đang được cung cấp cho nhiều nước đang phát triển. Dữ liệu thử nghiệm từ Brazil cho thấy vaccine Sinovac chỉ có hiệu quả hơn 50% một chút - vừa đủ để đáp ứng khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Vaccine này được Indonesia, Brazil, Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ đặt mua.
Vaccine Sinopharm được công ty này báo cáo có hiệu quả là 79% nhưng không có dữ liệu lâm sàng nào được công bố công khai. Vaccine này đang được các quốc gia bao gồm Ai Cập, Campuchia, Senegal và Peru mua rộng rãi hơn.
Theo VTV

- bài viết liên quan
-
WHO đề xuất nghiên cứu sâu hơn về nguồn gốc của đại dịch COVID-19
Các nhà khoa học độc lập nói với CNN rằng công việc điều tra sơ bộ được khuyến nghị nên được thực hiện nhiều tháng trước đó, bởi các nhà khoa học Trung Quốc đã tìm hiểu nguồn gốc của virus. Tuy nhiên, họ cho biết rất "ngạc nhiên" và "không thể tin được" khi các nhà khoa học Trung Quốc đã không thực hiện công việc đó.February 22 at 8:36 am -
Khuyến nghị của WHO trong tiêm chủng vaccine Covid-19
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng nên ưu tiên vaccine Covid-19 cho nhân viên y tế tuyến đầu, làm việc trong điều kiện đầy rủi ro cho gia đình và bản thân, theo nguyên tắc "có đi có lại".February 20 at 8:05 am -
WHO để ngỏ mọi giả thuyết về nguồn gốc của virus SARS-CoV-2 trong các cuộc điều tra
Ngày 12/2, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus khẳng định mọi giả thuyết về nguồn gốc virus SARS-CoV-2 hiện đều vẫn để ngỏ trong cuộc điều tra của cơ quan này.February 13 at 7:46 am -
WHO thông báo kết quả điều tra nguồn gốc virus SARS-CoV-2
Phái đoàn của WHO khẳng định không có dấu hiệu cho thấy virus SARS-CoV-2 gây dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 xuất hiện tại Vũ Hán trước tháng 12/2019.February 9 at 8:16 pm