Những công dụng của cỏ ngọt đối với bệnh nhân đái tháo đường

Cỏ ngọt là một loại cây cỏ có vị ngọt tự nhiên và thường được dùng thay thế đường kính ăn hằng ngày cho bệnh nhân đái tháo đường. Vậy những công dụng của cỏ ngọt đối với bệnh nhân đái tháo đường là gì?
30/05/2022 11:35
160117-tra-co-ngot-co-chua-cac-chat-lam-ngot-gap-100-200-lan-duong

Nhận biết dược liệu cỏ ngọt

Cỏ ngọt có tên khoa học là Folium Stevia rebaudiana, là lá hái ở những cây sắp ra hoa phơi hay sấy khô của dược liệu Cỏ ngọt Stevia rebaudiana (Bertoni) Hemsley, thuộc họ Cúc Asteraceae.

Bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết dược liệu cỏ ngọt là một loại cây thân cỏ sống lâu năm và có kích thước nhỏ (khoảng 100cm). Cành cây phân tại gốc, lá và cành non đều có lông mịn bao phủ. Lá cỏ ngọt mọc đối xứng, phiến lá hình mũi mác, rộng 15 – 30mm và dài 30 – 60mm. Mặt phiến lá hiển thị rõ 3 gân bắt nguồn từ cuống lá. Hoa cỏ ngọt mọc thành cụm, hình đầu, mỗi cụm gồm khoảng 5 hoa nhỏ có 5 cánh và màu trắng ngà. Hoa cỏ ngọt có mùi thơm nhẹ và có 2 vòi nhụy lòi hẳn ra ngoài.

Thành phần hóa học của dược liệu cỏ ngọt

Lá cỏ ngọt có chứa các glycosid diterpenic: steviosid, rebaudiosid và dulcosid. Steviosid có vị ngọt cao gấp 150-280 lần hơn saccharose. Nhiều nghiên cứu đã phân tích thành phần hóa học của bột lá khô cho thấy nó là một loại thảo mộc bổ dưỡng với hàm lượng chất sắt và chất xơ tốt.

Theo đó, dược liệu cỏ ngọt có thể được sử dụng một cách an toàn như một loại thảo mộc giúp chống bệnh tiểu đường, như một chất tạo ngọt thay thế đường và có thể giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch ở những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường lâu năm.

Tác dụng dược lý của dược liệu cỏ ngọt

Chống đái tháo đường: Trong nhiều nghiên cứu về đặc tính chống bệnh đái tháo đường của dịch chiết từ lá cỏ ngọt trong bệnh đái tháo đường do Streptozotocin gây ra ở chuột bạch tạng. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng dịch chiết của cây Cỏ ngọt có tác dụng ngăn ngừa bệnh đái tháo đường ở chuột bạch tạng, và vì vậy dược liệu cỏ ngọt được xem là liệu pháp dinh dưỡng đầy hứa hẹn để kiểm soát bệnh đái tháo đường và các biến chứng liên quan của nó.

IMG_3569

Nhiều bằng chứng cho thấy glycoside steviol từ Cỏ ngọt là an toàn cho bệnh nhân đái tháo đượng. Thành phần này không gây bệnh, không gây tăng huyết áp và có tác động tối thiểu đến hệ vi sinh vật đường ruột. Nhiều nghiên cứu trên người đã báo cáo không có tác dụng phụ tiêu cực nào trên đường tiêu hóa. Khi dược liệu này được dùng để thay thế carbohydrate và đường trong chế độ ăn, nhiều nghiên cứu với glycoside steviol có độ tinh khiết cao ở những người khỏe mạnh và những người mắc bệnh tiểu đường hỗ trợ giảm lượng đường trong máu sau ăn cũng như giảm lượng đường và năng lượng. Đến thời điểm hiện tại, không có bằng chứng nào cho thấy sự thèm ăn đường hoặc các sản phẩm ngọt tăng lên khi tiêu thụ LNCS (chất tạo ngọt ít hoặc không có calo) hoặc thực phẩm chứa stevia. Do vậy, chất có khả năng làm ngọt chiết xuất từ lá stevia là một công cụ hữu ích và quan trọng trong việc giảm lượng đường và calo, bệnh tiểu đường, quản lý cân nặng và lối sống lành mạnh.

Cỏ ngọt giúp chống tăng lipid máu: Dịch chiết cỏ ngọt làm giảm sự tăng trọng của cơ thể bằng cách làm giảm lượng thức ăn ăn vào của chuột bị tăng lipid máu. Nhiều nghiên cứu cho biết rằng chiết xuất nước của cây cỏ ngọt có tác dụng chống tăng lipid máu ở chuột bạch tạng, và do đó có thể là một liệu pháp dinh dưỡng đầy hứa hẹn để kiểm soát chứng tăng lipid máu và các biến chứng liên quan của nó.

Chống oxy hoá: Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết kết quả nhiều nghiên cứu khoa học đã xác định các hoạt động chống oxy hóa, độc tính tế bào và các đặc tính tăng sinh trong lá và thân cây Stevia rebaudiana. Chiết xuất từ lá cây cỏ ngọt thể hiện hoạt tính chống oxy hóa cao hơn so với chiết xuất từ thân cây, thông qua các xét nghiệm về khả năng hấp thụ gốc oxy (ORAC) và hoạt động chống oxy hóa tế bào (CAA).

Lê Khanh - Sông Cấm

comment Bình luận

largeer