Những điều cần biết khi mua thực phẩm qua mạng trong mùa dịch COVID-19

Khi mua thực phẩm qua mạng, người tiêu dùng nên chọn các trang thương mại điện tử đã được công bố rộng rãi của các cơ quan quản lý nhà nước, các kênh bán hàng online của các hệ thống siêu thị, công ty có chứng nhận về chất lượng thực phẩm.
21/10/2021 10:40

Do tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, nên nhu cầu mua thực phẩm qua các trang mạng để sử dụng càng trở nên phổ biến, đặc biệt là các loại thực phẩm tươi sống như thịt, cá, rau củ,...

Cũng chính vì thế, các cá nhân kinh doanh thực phẩm thông qua các trang mạng xã hội càng nhiều. Tuy nhiên, có không ít người kinh

doanh theo hình thức tự phát, không có giấy phép kinh doanh cũng như không có giấy chứng nhận về an toàn thực phẩm.

c1

Rủi ro khi mua thực phẩm qua mạng

Trên thực tế, đã có không ít trường hợp mua phải thực phẩm kém chất lượng trên các trang mạng xã hội. Nhiều trường hợp đã phải bỏ thực phẩm do mua phải thịt, cá, rau củ không đảm bảo chất lượng.

Thời gian qua, lượng khách đặt hàng trên các siêu thị quá lớn nên nhiều siêu thị không thể nhận hết tất cả các đơn đặt hàng. Chính vì vậy, người dân phải tìm đặt trên một số trang bán thực phẩm trên các trang mạng xã hội. Nhiều cá nhân buôn bán thực phẩm theo cách mua đi bán lại, vì vậy người bán cũng không rõ chất lượng sản phẩm ra sao.

Thận trọng khi chọn mua thực phẩm trên mạng

Nếu mua thực phẩm trên các nền tảng xã hội, cần cân nhắc và thận trọng khi chọn mua các loại thực phẩm, nên tham khảo người thân, bạn bè hoặc các đánh giá, nhận xét và hình ảnh của những người mua trước; xem xét giá cả các loại thực phẩm vì hiện nay một số người bán nâng giá thực phẩm cao so với giá quy định; không nên thanh toán đơn hàng trước, đối với các người bán không chắc chắn về uy tín, chất lượng thực phẩm; kiểm tra số lượng và chất lượng thực phẩm theo đơn hàng đã đặt khi nhận hàng.

Bên cạnh đó, không ít các gia đình có xu hướng đặt một lượng lớn thực phẩm trong một lần mua hàng nhằm tích trữ sử dụng trong thời gian dài. Điều này có thể vô tình khiến thực phẩm mất dinh dưỡng, không đảm bảo an toàn sử dụng và có nguy cơ ngộ độc thực phẩm nếu bảo quản không đúng cách, ngay cả khi đã bảo quản trong tủ lạnh.

Khi đặt mua thực phẩm qua mạng người tiêu dùng cần lưu ý: Kiểm tra các loại thực phẩm đã có trong tủ lạnh, tủ đông… và hạn sử dụng của các thực phẩm đó. Lên danh sách mua sắm các loại thực phẩm cần mua.

Đồng thời, Không nên mua quá nhiều thực phẩm để tích trữ sử dụng thời gian dài, nên dự tính số lượng tiêu thụ của từng loại thực phẩm, đảm bảo sử dụng trong hai đến ba ngày hoặc tối đa một tuần, bao gồm các loại thực phẩm tươi sống, đông lạnh và thực phẩm có hạn sử dụng dài, ít hư hỏng như ngũ cốc, hàng đóng hộp, sấy khô…

Sơ chế, chế biến thực phẩm đúng cách

Đối với rau, củ, quả cần rửa sạch, để ráo nước và chia thành các phần nhỏ (lượng đủ dùng cho một bữa ăn) trước khi gói, bọc, bảo quản trong nhiệt độ mát; trứng gia cầm khi mua về cần rửa sạch, lau khô và bảo quản ở nhiệt độ mát; thịt, cá và các sản phẩm động vật khác phải rửa sạch và để ráo nước; bọc kín bảo quản ở nhiệt độ mát khi chờ chế biến trong ngày; bảo quản ở nhiệt độ đông lạnh nếu bảo quản lâu hơn và để riêng các loại thực phẩm khác khi bảo quản trong tủ lạnh.

Công Sơn

 

comment Bình luận

largeer