Những điều cần biết về đỗ xanh đối với cơ thể

Theo đông y, đỗ xanh có tác dụng thanh nhiệt giải độc, điều hòa ngũ tạng, rất giàu chất khoáng, vitamin cần thiết cho sức khỏe. Tuy nhiên, loại thực phẩm này không phải ai dùng cũng tốt. Những lưu ý cần biết đến để phát huy tối đa công dụng, dùng đúng cách của đỗ xanh để có sức khỏe tốt .
25/11/2020 06:40

Tác dụng của đỗ xanh

Đỗ xanh chứa nhiều dinh dưỡng cần thiết nhất cho cơ thể, nấu ăn bổ mát và trừ được các bệnh thuộc nhiệt, ung nhọt, chữa mụn,..

Kết quả của 26 nghiên cứu cho thấy rằng việc ăn khoảng 130g các loại đỗ có thể giảm đáng kể mức cholesterol trong máu. Một phân tích của 10 nghiên cứu khác cũng cho thấy chế độ ăn nhiều loại đỗ (trừ đỗ tương), có thể làm giảm mức cholesterol xấu trong máu khoảng 5%.

Đỗ xanh chứa các chất kháng viên và mức cao vitamin B phức hợp, có công dụng tăng thêm sức khỏe các mạch máu. Ngoài ra đỗ xanh còn giúp làm giảm mức triglyceride rất có ích cho sức khỏe tim.

Đỗ xanh có thể giúp bạn giảm huyết áp nhờ lượng kali, ,magie và chất xơ dồi dào cũng giúp bạn tránh các vấn đề về đường tiêu hóa.

bUntitled

Ngoài lượng chất xơ và kháng tinh bột tốt cho hệ tiêu hóa, lượng carb trong đỗ xanh dễ tiêu hóa hơn so với các loại đỗ khác. Do vậy, đỗ xanh ít gây cảm giác đầy hơi thường thấy khi ăn, thậm chí làm giảm nguy cơ ung thư ruột già.

Phụ nữ trong thai kỳ nên ăn nhiều thực phẩm giàu folate, đây là chất có nhiều trong đỗ xanh cần thiết cho sự phát triển và tăng trưởng của thai nhi. Việc không bổ sung đủ lượng folate sẽ dẫn tới tăng nguy cơ dị tất bẩm sinh ở trẻ.

Những lưu ý khi ăn đỗ xanh

Những người có thể chất hàn, lạnh chân tay, chân tay đau nhức, thiếu lực, đị ngoài phân lỏng,.. ăn đỗ xanh càng làm tình trạng nặng thêm. Nhiều trường hợp thậm chí gây ra đau bụng đi ngoài nhiều dẫn đến mất nước, khí huyết ngưng trệ làm cho cơ bắp đau nhức, dạ dày yếu, lạnh dẫn đến các bệnh về hệ tiêu hóa.

Không nên ăn đỗ xanh khi đói bụng. Ngoài ra người hư yếu cũng không nên ăn bởi vì hàm lượng protein trong đỗ xanh nhiều hơn cả thịt gà, protein peptide lớn cần tác dụng của chất xúc tác mới chuyển hóa thành peptide nhỏ, lúc đó acid amin mới được cơ thể hấp thụ.

asUntitled

Uống thuốc Đông Y không nên ăn đỗ xanh. Có câu nói “ đỗ xanh khí vị ngọt hàn, không độc, hóa giải toàn bộ thảo mộc”. Dân gian cũng thường xem đỗ xanh là một thủ pháp cấp cứu trúng độc. Vì vậy, đỗ xanh và thuốc đông y không thể dùng cùng nhau. Điều này lưu truyền đến tận bây giờ.

Đỗ xanh tuy nhỏ bé nhưng là thực phẩm rất linh hoạt và nhiều dinh dưỡng. Nhưng khi ăn quá nhiều đỗ xanh sẽ gây ra bệnh dạ dày, đường ruột. Phụ nữ ăn đỗ xanh quá lượng sẽ bị các bệnh phụ khoa như trướng bụng, đau bụng kinh,…

Đỗ xanh không nên ăn hàng ngày, người lớn thường ăn 2-3 lần/ tuần, mỗi lần một cốc. Trẻ em cần dựa vào cơ địa cụ thể của từng bé để định lượng. Thông thường, trẻ 2-3 tuổi khi bắt đầu ăn cháo, có thể ăn một chút đỗ xanh. Sau 6 tuổi mới ăn theo lượng người lớn.

Nguyễn Dung

comment Bình luận

largeer