Những điều cần biết về nội soi đại tràng
Viêm loét đại tràng nếu không được xử lý kịp thời, đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm phúc mạc, phình đại tràng, thủng ruột, nhiễm trùng huyết, thậm chí là ung thư đại tràng. Nội soi đại tràng là một trong những chỉ định để bác sĩ thăm dò và chẩn đoán bệnh. Vậy nội soi đại tràng là gì? Cần lưu ý ra sao? Trung tâm Tiêu hóa - Gan mật, Bệnh viện Bạch Mai xin có một số giải đáp xung quanh vấn đề này.
Thế nào là nội soi đại tràng?
- Bác sỹ sẽ sử dụng một thiết bị gọi là dây nội soi đưa qua hậu môn vào bên trong đại tràng để quan sát bề mặt niêm mạc, giúp phát hiện các tổn thương bệnh lý của đại tràng.
- Qua nội soi, bác sỹ cũng có thể tiến hành các thủ thuật giúp cho quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh như sinh thiết, cắt polyp, can thiệp cầm chảy máu …
- Quá trình nội soi có thể gây đau và khó chịu cho người bệnh. Nếu không muốn bị tác dụng phụ này, người bệnh có thể đề xuất với bác sỹ khám bệnh để lựa chon phương pháp nội soi không đau. Bác sỹ sẽ tiêm thuốc an thần để giúp người bệnh ngủ và người bệnh sẽ không còn cảm giác đau trong lúc làm nội soi.
Chuẩn bị trước khi nội soi đại tràng
- Để quan sát được bề mặt niêm mạc đại tràng, cần phải làm sạch phân trong đại tràng.
- Người bệnh sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn uống thuốc làm sạch ruột.
- Sau khi uống thuốc theo hướng dẫn, người bệnh sẽ đi đại tiện phân lỏng nước nhiều lần cho đến khi ra dịch nước trong, không còn phân. Lúc đó mới đủ điều kiện để nội soi.
Các tác dụng phụ, nguy cơ và biến chứng có thể gặp
- Tác dụng phụ: đau và khó chịu vùng bụng, chướng bụng, buồn trung và đại tiện là thường gặp. Khó chịu này là do quá trình nội soi cần phải bơm hơi hoặc nước vào trong lòng đại tràng và do dây nội soi đi vào sâu trong bụng (khoảng 1m chiều dài).
- Nguy cơ bỏ sót tổn thương: việc còn phân trong lòng đại tràng do chuẩn bị rửa ruột không tốt sẽ ảnh hưởng đến quan sát và phát hiện tổn thương. Người bệnh chỉ nên nội soi sau khi đã làm sạch hoàn toàn lòng đại tràng.
- Biến chứng: nhìn chung nội soi đại tràng là một kĩ thuật ít biến chứng. Các biến chứng có thể gặp gồm: chảy máu đường tiêu hoá (0,2% - > 0,9%, nguy cơ cao hơn nếu có sinh thiết, can thiệp điều trị), thủng đại tràng (0,02% - > 0,13%, nếu xảy ra, thường phải điều trị bằng phẫu thuật), dị ứng và phản ứng phản vệ với các thuốc sử dụng trong nội soi, các biến cố tim mạch hô hấp trong quá trình nội soi… Lưu ý là có thể gặp các biến chứng khác không được đề cập ở trên, thậm chí là tử vong, tuy nhiên rất hiếm gặp.
Nếu không nội soi đại tràng: người bệnh có thể lựa chọn phương pháp khác như chụp đại tràng barit, chụp cắt lớp đại tràng. Tuy nhiên, các phương pháp này có giá trị thấp hơn nhiều so với nội soi đại tràng trong việc chẩn đoán bệnh lý đại tràng và không thể tiến hành một số can thiệp điều trị bệnh.
Người bệnh cần thông báo cho bác sỹ nội soi nếu như có các vấn đề sức khoẻ sau:
- Có tiền sử dị ứng thuốc, dị ứng thức ăn, dị ứng thời tiết
- Có bệnh lý mạn tính: tăng huyết áp, bệnh lý mạch vành, suy tim, van tim nhân tạo, tiền sử viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, suy thận, suy gan, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh lý rối loạn đông cầm máu, đái tháo đường…
- Có tiền sử phẫu thuật trong ổ bụng, điều trị tia xạ các cơ quan trong ổ bụng. Nếu có, việc nội soi đại tràng sẽ khó khăn hơn và gây đau, gây khó chịu nhiều hơn cho người bệnh.
- Đang sử dụng các thuốc: chống đông máu, các chống ngưng tập tiểu cầu. Việc nội soi khi đang sử dụng các thuốc trên làm tăng nguy cơ biến chứng chảy máu.
- Đang có thai hoặc cho con bú
Theo dõi sau thủ thuật:
- Sau thủ thuật, người bệnh có thể có khó chịu, đau quặn bụng do còn hơi và dịch trong lòng đại tràng. Người bệnh nên đi đại tiện một vài lần để tống hết hơi và dịch trong lòng đại tràng để hết đau.
- Nhìn chung, nội soi đại tràng là một kĩ thuật an toàn. Nếu người bệnh có bất kể vấn đề gì bất thường (như đau bụng, chướng bụng, đại tiện ra máu…) trong, sau khi nội soi (thậm chí nhiều ngày sau thủ thuật), cần báo lại cho nhân viên y tế hoặc đi khám ở cơ sở y tế gần nhất.
Đỗ Hằng (Bệnh viện Bạch Mai)
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm