Những điều cần biết về thoát mạch do hóa trị ở trẻ em
Thoát mạch do hóa trị là sự rò hoặc xâm nhập của thuốc vào tổ chức dưới da. Nồng độ các thuốc hóa trị tại nơi thoát mạch cao, một số thuốc hóa trị lại có tác dụng kích thích, trong khi một số thuốc khác lại gây hoại tử. Vì vậy việc nhận biết, phát hiện sớm và xử trí kịp thời thoát mạch là cần thiết nhằm hạn chế tối đa những tổn thương, biến chứng cho trẻ.
Phân loại các thuốc hóa trị theo nguy cơ thoát mạch:
Các thuốc hóa trị có thể phân loại dựa mức độ nghiêm trọng gây hoại tử khi thoát mạch thành 3 nhóm:
- Nhóm chất không phỏng: ít gây tổn thương nhất
- Nhóm chất gây kích thích: gây viêm hoặc đau tại vị trí thoát mạch.
- Nhóm gây phỏng: khi thoát mạch có thể gây hoại tử mô hoặc lột da.
Cẳng tay phải bị thoát mạch sưng to hơn cẳng tay trái
Triệu chứng khi trẻ bị thoát mạch do hóa trị:
- Cảm giác đau hoặc bỏng rát (trẻ nhỏ: tự dưng quấy khóc, khó dỗ dành)
- Đỏ da tại vùng truyền
- Sưng tấy, phù
- Ngứa, căng tức da
- Thay đổi màu sắc da
- Phồng rộp
- Loét
- Hoại tử da ...
Cách đề phòng trẻ bị thoát mạch khi hóa trị:
- Truyền các tĩnh mạch lớn tránh các tĩnh mạch nhỏ mảnh, chọn đường truyền mới đặt.
- Tiêm truyền ở các vị trí dễ cố định càng xa các khớp càng tốt tránh đư kim vào các khớp hoặc khu vực khó giữ chắc kim.
Bàn tay thoát mạch bị phồng rộp
- Tránh những vùng có nhiều gân hay tổ chức thần kinh bên dưới.
- Không nên bơm thuốc vào ven mà phải thông qua một đoạn dây dẫn trung gian.
- Tiêm truyền càng nhanh nguy cơ thoát mạch càng cao.
- Nếu trẻ kêu đau tại mạch máu đang tiêm truyền cần đổi sang vị trí khác.
- Khi phát hiện trẻ mạch bị vỡ, dù chưa xảy ra tai biến gì cũng phải đổi ngay sang vị trí khác
- Không truyền tĩnh mạch lại các tĩnh mạch đã bị chọc vỡ cho trẻ trước đó.
- Khi truyền hóa chất phải cố định các kim, và các dây dịch thật chắc chắn tránh trẻ vận động gây hỏng ven.
- Tốt nhất là nằm khi truyền hóa chất, tránh vận động đi lại nhiều.
- Kiểm tra vị trí tiêm truyền hàng giờ, ngay cả lúc trẻ ngủ hoặc nằm yên.
- Nếu trẻ kêu đau tăng lên, hoặc kích thích, quấy khóc … hãy nghĩ đến kiểm tra đường tĩnh mạch
- Kiểm tra dòng chảy. Dòng chảy chậm hơn dòng chảy bình thường nếu có thoát mạch
- Khôngdán quá nhiều băng dính hoặc dùng khăn che, bọc vị trí tiêm truyền.
- Không tắt đèn buổi tối, cần đủ ánh sáng để dễ dàng quan sát nếu trẻ bị thoát mạch.
Xử lý và chăm sóc khi trẻ bị thoát mạch do hóa trị:
Dừng truyền ngay lập tức và giữ nguyên kim tại chỗ, khóa dây truyền dịch hoặc ấn tắt máy tiêm, truyền. Đánh dấu quanh vùng đó bằng bút dạ. Rút ra 3-5ml máu. Những bệnh nhân có bỏng nước hoặc vùng thoát mạch lớn dùng kim số 16G hút dưới da nhiều vị trí vùng thoát mạch.
Báo cho bác sĩ điều trị để hướng dẫn và xử trí tiếp theo
Kê cao chi trẻ bị thoát mạch.
Phối hợp cùng người chăm sóc chườm cho trẻ: 20 phút/ lần, chườm mỗi 4 giờ/ lần trong 1- 2 ngày.
Lưu ý: Hầu hết các thuốc hóa trị khi bị thoát mạch sẽ chườm lạnh
Một số thuốc như: Etoposide, Vincristin, Vinblastin, Vinorelbine sẽ chườm ấm.
Làm giảm viêm bằng cách tiêm Dexamethazon 4mg/ 2ml pha loãng.
Tiếp tục theo dõi trẻ và báo ngay cho bác sĩ điều trị khi có các dấu hiệu nặng thêm: sưng, nóng, đỏ, đau tại vị trí thoát mạch, trẻ có sốt hoặc các dấu hiệu bất thường khác.
Hướng dẫn người nhà chăm sóc trẻ khi hóa trị:
Hướng dẫn người nhà chăm sóc trẻ không được tự ý thay đổi tốc độ truyền thuốc
Khi trẻ đang truyền hóa chất nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường (nôn, rét run, vã mồ hôi, khó thở, thuốc không xuống hoặc đau tức phồng tại vùng truyền...) báo ngay nhân viên y tế
Hạn chế cho trẻ cử động nhiều tại vùng truyền, cho trẻ nằm tại giường không cho trẻ đi lại khi đang truyền hóa chất.
Sau truyền hóa chất xong bệnh nhân có các biểu hiện như: nôn, buồn nôn, sốt, tiêu chảy, ăn kém phải thông báo kịp thời cho điều dưỡng và bác sĩ biết để xử trí.
Thoát mạch do hóa trị ở trẻ em có thể để lại hậu quả rất nặng nề, tuy nhiên với sự chuẩn bị kĩ lưỡng của đội ngũ y tế và sự phối hợp của người chăm sóc, biến chứng này có thể phòng ngừa cũng như phát hiện sớm để điều trị kịp thời.
CNĐD An Thị Phương Thu – Khoa Nhi, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm