TP. HCM đưa ra 6 chiến lược phòng chống ung thư
Đầu tư xây dựng mới bệnh viện hiện đại là rất cần thiết nhưng chưa đủ, cần tiếp tục huy động nguồn lực xã hội để triển khai hiệu quả chiến lược phòng chống ung thư mới thật sự là giải pháp vừa mang tính toàn diện, vừa mang tính khoa học và thực tiễn.
Bản đồ về tần suất mắc ung thư của các nước và khu vực trên thế giới (WHO, 2020)
Ung thư vẫn luôn là vấn đề sức khoẻ được quan tâm hàng đầu trên toàn cầu. Theo thống kê của Tổ chức ung thư toàn cầu (GLOBOCAN) năm 2020, tình hình mắc và tử vong do ung thư trên toàn thế giới đều có xu hướng tăng, theo đó, Việt Nam là một trong những nước thuộc nhóm có tỷ lệ mắc cao (97,3 – 111,9/100.000 dân). Năm 2020, tại Việt Nam, ước tính có 182.563 ca mắc mới và 122.690 ca tử vong do ung thư, cứ 100.000 người thì có 159 người chẩn đoán mắc mới ung thư và 106 người tử vong do ung thư, tỷ lệ mắc ung thư mới tại Việt Nam đã tăng lên 9 bậc (xếp thứ 90/185 quốc gia), trong đó tỷ lệ tử vong do ung thư tăng 6 bậc (xếp thứ 50/185 quốc gia) so với ghi nhận của năm 2018. Tại Thành Phố Hồ Chí Minh, theo số liệu ghi nhận ung thư quần thể (do Bệnh viện Ung bướu làm đầu mối) cho thấy số trường hợp ung thư trong năm 2017 đã lên đến con số trên 11.000 người (11.292 người), trong đó nam giới là 5.014 và nữ giới là 6.278.
Bên cạnh tình trạng quá tải người bệnh ngày càng tăng tại Bệnh viện Ung bướu TP. HCM do cơ sở hạ tầng xuống cấp (cơ sở cũ) thì công tác phòng chống ung thư trên địa bàn Thành phố trong thời gian qua chưa được triển khai hiệu quả do còn gặp không ít khó khăn, cụ thể như:
- Việc phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn còn phổ biến, nguyên nhân của việc này có thể là do các hoạt động tầm soát phát hiện sớm ung thư còn dàn trải, chưa tập trung nguồn lực đầu tư;
- Chương trình tầm soát phát hiện sớm, nếu có, chủ yếu được thực hiện ở nhiều bệnh viện trên địa bàn TP. HCM cho người dân có nhu cầu, tuy nhiên rất ít chương trình tầm soát phát hiện sớm ung thư được thực hiện trong cộng đồng;
- Năng lực chẩn đoán và điều trị ung thư hiện nay không đồng đều giữa các tuyến chuyên môn. Nguồn lực chưa được đầu tư đúng mức để có thể áp dụng các công nghệ và phương pháp chẩn đoán, điều trị mới nhất vào thực tiễn,… Ung thư là bệnh lý phức tạp, đòi hỏi phải kết hợp nhiều phương pháp điều trị theo từng giai đoạn của bệnh trong khi năng lực điều trị tại các bệnh viện lại không đồng đều dẫn đến bệnh nhân có xu hướng tập trung về các bệnh viện tuyến cuối gây quá tải bệnh viện và kéo dài thời gian chờ điều trị;
- Hoạt động chăm sóc giảm nhẹ bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối đời tại thành phố Hồ Chí Minh cũng đã được đẩy mạnh, tuy nhiên chủ yếu tại các cơ sở y tế tuyến trên. Việc cung ứng thuốc, vật tư y tế cho chăm sóc giảm nhẹ tại tuyến y tế cơ sở, nhất là thuốc giảm đau morphin dùng trong ung thư, còn gặp nhiều khó khăn.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), để chương trình phòng, chống ung thư hiệu quả cần phải triển khai đồng bộ các thành tố trọng tâm sau đây: Đẩy mạnh hoạt động phòng ngừa ung thư; Đẩy mạnh tầm soát phát hiện sớm; Nâng cao năng lực điều trị ung thư của các cơ sở y tế chuyên sâu; Đẩy mạnh các hoạt động chăm sóc giảm nhẹ; Tăng cường hệ thống ghi nhận và quản lý bệnh ung thư. Với khuyến cáo này, Ngành Y tế TP. HCM xác định rõ việc xây dựng chiến lược phòng chống ung thư với các hoạt động trọng tâm được triển khai đồng bộ theo khuyến cáo của WHO là nhiệm vụ và trách nhiệm của ngành y tế, và sẽ thật thiếu sót nếu chỉ quan tâm đầu tư cho hoạt động chẩn đoán và điều trị.
Bệnh viện Ung bướu TP. HCM cơ sở 2 chính thức được khánh thành trong một vài ngày tới đây không chỉ mang lại niềm vui của người dân mắc bệnh ung thư mà còn mang ý nghĩa quan trọng đối với việc triển khai chiến lược phòng chống ung thư trên địa bàn Thành phố, có thể xem đây là một bước ngoặt quan trọng, một tiền đề quan trọng không thể thiếu để triển khai đồng bộ nhiều giải pháp của chiến lược phòng chống ung thư.
Cụ thể, chiến lược phòng chống ung thư bao gồm các giải pháp cụ thể như sau:
1) Triển khai hiệu quả các giải pháp truyền thông, giáo dục sức khỏe, tiêm ngừa vaccine,... trong phòng ngừa ung thư;
2) Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tăng tỷ lệ tầm soát phát hiện sớm bệnh lý ung thư trong cộng đồng, bao gồm cả chương trình quản lý bệnh không lây nhiễm của WHO tại tuyến y tế cơ sở (Chương trình WHO PEN) và nghiên cứu triển khai trung tâm tầm soát và phát hiện sớm ung thư bằng công nghệ cao (mô hình Ningen dock của Nhật Bản);
3) Xây dựng và củng cố mạng lưới y tế về chẩn đoán, điều trị ung thư rộng khắp từ tuyến y tế cơ sở đến các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa trên địa bàn thành phố; Xây dựng, hoàn thiện đồng bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm phát triển kỹ thuật chuyên sâu trong điều trị ung thư tại các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến cuối;
4) Xây dựng, hoàn thiện mạng lưới chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư trong cộng đồng;
5) Chuyển đổi số công tác báo cáo, giám sát các trường hợp bệnh nhằm quản lý dữ liệu bệnh nhân ung thư, từng bước hình thành bản đồ điều trị ung thư tại Thành phố;
6) Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng chống ung thư.
Để có thể triển khai hiệu quả các giải pháp trên, ngoài nỗ lực của Bệnh viện Ung bướu TP. HCM với tư cách là một bệnh viện chuyên khoa tuyến cuối trong phát triển các kỹ thuật điều trị chuyên sâu về ung thư, trong hoạt động đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, tư vấn từ xa cho y tế cơ sở,… chắc rằng lãnh đạo Thành phố sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho Ngành Y tế trong việc huy động các nguồn lực xã hội cùng tham gia triển khai các hoạt động phòng chống ung thư, cụ thể như:
- Xây dựng và phát triển mạng lưới cộng tác viên sức khoẻ cộng đồng tham gia công tác tuyên truyền, phát hiện sớm những trường hợp nghi ngờ ung thư trong cộng đồng;
- Triển khai khám sức khoẻ định kỳ cho người dân, nhất là người thuộc nhóm nguy cơ cao kịp thời phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ ung thư;
- Khuyến khích các bệnh viện đa khoa tư nhân phát triển chuyên khoa ung thư;
- Huy động nguồn lực xã hội xây dựng Trung tâm tầm soát và chẩn đoán sớm bệnh bằng công nghệ cao giúp phát hiện sớm bệnh ung thư và các bệnh nguy hiểm khác ngay từ khi chưa có triệu chứng,…
(Dự thảo chiến lược phòng chống ung thư đã được các chuyên gia về ung thư của Thành phố biên soạn, và đã được gửi lấy ý kiến của các Sở, ban ngành trước khi trình UBND TP. HCM phê duyệt).
Theo Sở Y tế TP. HCM
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Doanh nhân Nguyễn Phương Hoa: Người kiến tạo thành công từ kiến thức và đam mê
“Thành công có công thức, thất bại có lý do” - câu nói này đã trở thành kim chỉ nam cho hành trình khởi nghiệp đầy gian nan nhưng cũng vô cùng ý nghĩa của CEO Nguyễn Phương Hoa, người sáng lập và điều hành Tập đoàn Relab Group.November 14 at 9:11 am -
Lợi ích vượt trội của sữa hạt đối với sức khỏe
Trong thời gian gần đây, sữa hạt được coi là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng đối với rất nhiều đối tượng. Vậy sữa hạt là gì? Giá trị dinh dưỡng của sữa hạt như thế nào? Các bạn hãy tham khảo bài viết sau đây để giải đáp các thắc mắc trên!November 13 at 10:23 am -
Vai trò của 2’FL HMO đối với trẻ nhỏ
Trong thời gian gần đây, trong một số loại sữa công thức có bổ sung thành phần dưỡng chất quan trọng là 2’FL HMO. Vậy dưỡng chất này là gì? Có lợi cho trẻ em như thế nào? Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho các mẹ thông tin hữu ích về loại dưỡng chất đặc biệt này.November 13 at 10:23 am -
Sản xuất gia công sữa hạt theo yêu cầu – đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho thị trường hiện đại
Sữa hạt dần trở thành lựa chọn dinh dưỡng phổ biến, đặc biệt với những người tìm kiếm thay thế sữa động vật hoặc duy trì chế độ ăn lành mạnh. Nhu cầu sữa hạt tăng cao khi người tiêu dùng chú trọng hơn vào dinh dưỡng tự nhiên và sức khỏe bền vững. Dịch vụ gia công sữa hạt theo yêu cầu là giải pháp lý tưởng giúp các thương hiệu cung cấp sản phẩm sữa hạt chất lượng.November 13 at 10:23 am