Những giải pháp để bảo tồn và phát triển sản xuất bền vững nguồn dược liệu Việt Nam

Tài nguyên cây thuốc, thảo dược Việt Nam là một tài sản quý của Quốc gia. Giá trị sử dụng của nó trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam cũng là giá trị mang bản sắc văn hoá dân tộc, cần được nâng niu bảo tồn, khai thác và phát triển.
16/12/2022 09:15

Tài nguyên cây thuốc, thảo dược cũng là nền tảng cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp dược đã được chính sách quốc gia về thuốc hoạch định. Trong công tác nghiên cứu, phát triển và khai thác dược liệu cần chú ý đi sâu các lĩnh vực:

- Đưa ra quy hoạch, điều tra phân bố trữ lượng nhằm phục vụ yêu cầu khai thác tài nguyên.

- Nghiên cứu đặc tính sinh thái, khả năng tái sinh và phát triển trên đất tự nhiên, đất rừng những cây thuốc có giá trị kinh tế cao.

- Bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc Việt Nam, cần tập trung phục hồi những loài cây thuốc có nguy cơ cao bị tuyệt chủng do nhiều nguyên nhân.

- Đầu tư nghiên cứu tạo vùng nguyên liệu ổn định và xây dựng phát triển sản xuất hàng hoá mặt hàng từ dược liệu.

- Đầu tư nghiên cứu xây dựng công nghệ mới trong lĩnh vực chế biến dược liệu sau thu hoạch, tạo ra những sản phẩm dược liệu sạch, an toàn cho người sử dụng và có giá trị, đạt tiêu chuẩn quốc tế.

c3

(Ảnh minh họa)

- Nhà nước có chính sách kích thích phát triển đa dạng tài nguyên cây thuốc tự nhiên, cây thuốc trồng để sản xuất nhiều loại dược liệu phục vụ dược liệu thuốc cổ truyền và thực phẩm chức năng chứa thảo dược.

- Có chính sách cho nông dân vay vốn lãi xuất ưu đãi để có tiền mua giống tốt, đầu tư phân bón, chăm sóc, giảm thuế đất, thuế nông sản thu nhập từ việc sản xuất cây thuốc dược liệu.

- Vay vốn lãi suất ưu đãi xây dựng và tiếp nhận công nghệ chế biến dược liệu sau thu hoạch và lôi cuốn tìm kiếm thị trường.

Ưu đãi, thu hút và tạo điều kiện cho các công trình, dự án, đề án tài trợ của nước ngoài trong lĩnh vực đầu tư nghiên cứu bảo vệ đa dạng sinh học tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam. Đào tạo cán bộ kỹ thuật nhằm triển khai ứng dụng tiến bộ KHKT trong lĩnh vực sản xuất phát triển cây thuốc dược liệu.

Xây dựng tiêu chuẩn hoá dược liệu và xây dựng các quy chế lưu hành dược liệu trên thị trường, có biện pháp tổ chức quản lý chặt chẽ từ Trung ương đến Địa phương nhằm đảm bảo chất lượng dược liệu tốt để chữa bệnh.

Không cho nhập, hoặc hạn chế nhập những loại dược liệu có thể sản xuất được trong nước với khối lượng lớn. Chỉ cho nhập những dược liệu mà Việt Nam còn thiếu và hiếm mới tạo điều kiện cho dược liệu trong nước phát triển.

Các đơn vị có chức năng nghiên cứu, Viện Nghiên cứu, Trường đại học, các nhà khoa học với các công ty, xí nghiệp nhà nước, tư nhân, đến các địa phương, hộ nông dân liên quan đến sản xuất dược liệu, sản xuất ra các mặt hàng thuốc từ đông dược, sản phẩm bảo vệ sức khỏe cần có sự phối hợp tổng thể chặt chẽ từ khâu nghiên cứu đến sản xuất, tạo mặt hàng mới, có trách nhiệm gắn bó và chia sẻ quyền lợi cùng nhau. Như vậy mới tạo ra một nguồn lực, một sức mạnh cũng như tạo ra những giải pháp tốt cho việc nghiên cứu bảo tồn, phát triển khai thác và sản xuất bền vững từ nguồn tài nguyên cây thuốc, cây thuốc trồng tại địa phương và trong cả nước.

Cần tổ chức tuyên truyền trên các hệ thống truyền thông đại chúng, nhằm giáo dục cho mọi người dân, nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường, môi sinh, bảo vệ tài nguyên cây thuốc, thảo dược như một tài sản có giá trị cao của quốc gia, dân tộc. Có ý thức khai thác đi đôi với trồng, bảo vệ, tái sinh các loài cây thuốc và thảo dược.

Ths. Ngô Quốc Luật

comment Bình luận

largeer