Những kiến thức cần thiết dành cho người cao tuổi về các bệnh lý thường gặp lúc giao mùa trở lạnh

Thời tiết giao mùa với đặc trưng độ ẩm không khí cao, thời tiết thay đổi đột ngột, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn là điều kiện thuận lợi cho vi rút, vi khuẩn có hại phát triển ảnh hưởng đến sức khỏe. Tại chương trình tư vấn sức khỏe online số 3 đã đưa ra các giải đáp và tư vấn người cao tuổi cách phòng ngừa và nhận biết các nhóm bệnh liên quan đến thời tiết giao mùa.
30/10/2021 16:19

Giao mùa là lúc nhiệt độ thay đổi, nóng lạnh, nắng mưa bất thường nên nếu hệ miễn dịch yếu, bạn rất dễ mắc bệnh. Đặc biệt vào giao mùa thu, không khí lúc ẩm, lúc hanh khô có thể khiến cho các loại virus gây bệnh sinh sôi mạnh. Đây là khoảng thời gian cơ thể rất khó thích nghi với thời tiết, và cảm cúm dễ xảy ra. Đặc biệt khi thời tiết giao mùa, người cao tuổi dễ bị nhiễm bệnh hoặc bệnh tái phát do hệ miễn dịch đã suy giảm. Do tuổi càng cao, khả năng thích ứng của cơ thể với sự thay đổi của thời tiết, môi trường ngày càng suy giảm; hệ miễn dịch không còn đủ sức chiến đấu với các tác nhân gây bệnh; thêm vào đó là những căn bệnh mãn tính khiến cơ thể suy yếu, nguy cơ ‘’bệnh chồng bệnh’’ và diễn tiến nặng tăng cao.

Tại chương trình tư vấn sức khỏe online số 3, chuyên gia đã cung cấp các kiến thức cơ bản về 3 nhóm bệnh thường gặp ở người cao tuổi lúc giao mùa.

z2890434871241_5de2a7a5607f09bd5c02d54abf07ff8f

 Hình ảnh trực tuyến số 3 của Alo sức khỏe

Đường hô hấp rất nhạy cảm với thời tiết của mùa lạnh, dễ bị các bệnh như viêm mũi họng, viêm khí quản, phế quản, hen, viêm phổi...

Rất nhiều người cao tuổi khi mắc các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp không có biểu hiện trên lâm sàng điển hình, chẳng hạn như không sốt hoặc sốt không cao; ho ít, đôi khi chỉ ho húng hắng là dễ bỏ sót; người bệnh lại ít có khả năng khạc đờm. Một số người bệnh thậm chí chỉ có biểu hiện rối loạn ý thức, chậm chạp, lú lẫn... Tuy nhiên, một số bệnh nhân có các biểu hiện như: chảy mũi, ho, đờm, sốt, đau ngực, lạnh run... Nếu các viêm nhiễm ở đường hô hấp dưới thường có các triệu chứng như: thở dốc, khó thở, lạnh run, sốt liên tục; thở nhanh và đau ngực; ho nhiều kèm theo đờm có thể lẫn máu; đau ngực; ra nhiều mồ hôi vào ban đêm và sụt cân.

Bệnh người già lúc giao mùa thường gặp phải nhất là vấn đề cơ, xương khớp. Theo thống kê, có đến hơn 90% người cao tuổi Việt Nam bị mắc các bệnh liên quan đến khớp (viêm khớp gối) gây đau nhức, vận động đi lại khó khăn. Nguyên nhân thường thấy của sự lão hóa cơ thể về già, sự suy giảm chức năng, các cơ khớp trở nên kém linh hoạt hơn. Cùng với đó, các tế bào xương khớp bị thoái hóa, dây chằng bị đóng vôi, ít đàn hồi nên dễ bị tổn thương. Loãng xương cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra chứng đau nhức các khớp xương ở người cao tuổi.

Theo thống kê, có khoảng hơn 50% những cơn đau tim ở người già xảy ra vào mùa đông và tỷ lệ tử vong ở người mắc bệnh tim mạch cũng gia tăng nhanh. Đột quỵ cũng là căn bệnh phổ biến ở người cao tuổi.

Chuyên gia GS Lê Ngọc Trọng, tại buổi Alo sức khỏe số 3 đã chia sẻ phương pháp phòng ngừa và chủ động chăm sóc sức khỏe lúc giao mùa ở người cao tuổi, cụ thể: Vì người cao tuổi sức đề kháng ngày một kém dần cho nên bệnh tật theo đó mà xuất hiện hoặc tăng nặng thêm, vì vậy, cần nâng cao sức đề kháng cho cơ thể là hết sức cần thiết bằng đảm bảo ăn uống hợp lý, đủ chất. Tích cực vận động các môn thể dục thể thao tùy theo tình trạng và sở thích của bản thân. Người cao tuổi nên áp dụng môn dưỡng sinh từ dinh dưỡng dưỡng sinh, tâm lý dưỡng sinh tới các bài tập vận động dưỡng sinh. Chủ động giữ gìn sức khỏe, tiêm vắc xin và dinh dưỡng vận động hợp lý  nâng khả năng đề kháng là cách phòng tránh bệnh hiệu quả nhất các “bệnh giao mùa”.

z2890436927490_02a4907c2ddacaf266f7cdcbb7ff5a89

Ekip sản xuất chương trình Alo sức khỏe số 3

Tại chương trình tư vấn sức khỏe online số 3 đã có 10 người may mắn đăng ký thành công nhận quà tặng từ nhãn hàng Vinalife Đông trùng hạ thảo. Cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị và các bạn, Ban kết nối và phát triển cộng đồng sẽ tiếp tục gặp lại khán giả vào số thứ 4 vào ngày 6/11/2021. Chúng tôi mong rằng đây sẽ là nơi tin cậy để nhiều người dân tăng thêm hiểu biết của mình về sức khỏe.

Anna Mai

 

 

 

comment Bình luận

largeer