Những loài cá có chứa chất kịch độc

Cá là món ăn quen thuộc trong mâm cơm Việt với nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, không phải loài cá nào cũng lành và mang lại lợi ích cho sức khỏe. Nếu không biết cách lựa chọn và chế biến, nhiều người có thể nguy kịch do ăn phải độc của một số loại cá.
15/10/2020 21:17

Cá được biết đến là loại thực phẩm bổ dưỡng chứa hàm lượng protein và axit béo omega rất cao. Những loại các có chứa chất cực độc gây tổn hại cho sức khỏe mà chúng ta cần chú ý:

1. Cá nóc

Cá nóc có chứa tetrodotoxin (C11H17O8N3),chất độc thần kinh, rất độc, gây tử vong cao. Đặc biệt, tetrodotoxin tan trong nước, không bị nhiệt phá huỷ, nấu chín hay phơi khô, sấy, độc chất vẫn tồn tại. Loài cá cực ngon này lại chứa chất kịch độc này có thể gây tử vong nếu chế biến sai cách.

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) những năm qua đều có cảnh báo về nguy cơ ngộ độc từ loại cá này và khuyến cáo người dân cần loại bỏ, không sử dụng cá nóc làm thực phẩm cho người. Cá nóc gây độc do có chứa Tetrodotoxin, tập trung nhiều ở gan, thận, tuỵ, cơ quan sinh sản, mắt, mang, da, máu. Độc tính của độc tố tăng mạnh vào mùa sinh sản của cá, từ các tháng 2 - 7 trong năm.

ca noc

Độc tố cá nóc có tính bền vững cao. Nếu đun sôi ở 100 độ C trong 6 giờ, độc tố mới giảm một nửa; đun sôi ở 200 độ C trong 10 phút, độc tố mới bị phá huỷ hoàn toàn. độc tố cá nóc gây độc mạnh, chỉ cần 4 mg thịt cá có độc tố đã giết chết một con thỏ 1 kg. Với người chỉ cần ăn 10 gram thịt cá nóc có độc tố là bị ngộ độc. Chỉ từ 1 - 2 mg độc tố có thể gây chết người.

Người ăn phải cá nóc có độc tố tetrodotoxin sau 5 phút đến 3 - 4 giờ sẽ xuất hiện cảm giác ngứa ở miệng; môi và lưỡi tê, khó chịu; tiếp đó thấy mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng, cảm giác như nghẹt thắt lồng ngực, vã mồ hôi, tiết nước dãi, sùi bọt mép, nói khó, nuốt khó, mặt ửng đỏ, đau bụng, buồn nôn, nôn, run giật, cứng hàm, cứng lưỡi, chi dưới yếu, đồng tử co, liệt vận động nhãn cầu.

Trường hợp nặng còn bị liệt toàn thân, người mềm ra, chân tay mất khả năng vận động, da tím tái, nhiệt độ và huyết áp giảm, khó thở, cuối cùng liệt cơ hô hấp, truỵ tim mạch và tử vong. Tỷ lệ tử vong rất cao (60%) nếu cấp cứu chậm.

2. Cá bống vân mây

Cá bống vân mây có tên khoa học là Ctenubobius eriniger, là loài cá sống ở ven biển, các vùng cửa sông nước lợ, tập trung nhiều ở các tỉnh ven biển miền Trung. Đặc điểm nhận dạng loài cá này là đầu to, thân cá ngắn và tròn, toàn thân màu nâu đỏ, mỗi bên thân có bốn vệt đen hình đám mây, màng vây lưng và màng vây đuôi có nhiều hàng chấm đen.

ca bong van may

Theo các nhà khoa học, trong cá bống vân mây có độc tố tetrodotoxin, tương tự độc tố của cá nóc. Đây là một trong các chất có độc tính mạnh gấp 275 lần so với xyanua và gấp 50 lần so với mã tiền. Độc tố tetrodotoxin không bị phân hủy ở nhiệt độ cao. Do đó, cho dù cá bống vân mây được nấu chín kỹ thì người ăn cá vẫn bị ngộ độc.

Biểu hiện ngộ độc tetrodotoxin xảy ra rất nhanh, có thể sau khi ăn 5 – 15 phút, thường là tê môi, lưỡi, chân tay, đau bụng, nôn, yếu mệt, liệt các cơ, loạn nhịp tim, tụt huyết áp, vã mồ hôi, giãn đồng tử, tăng tiết đàm nhớt, co giật… tử vong có thể xảy ra trong vòng 30 – 60 phút, do suy hô hấp kết hợp loạn nhịp tim, tụt huyết áp. Hiện trên thế giới chưa có thuốc giải độc đặc hiệu cho ngộ độc tetrodotoxin. Khi một người lớn ăn phải 10g da của cá này có thể dẫn đến tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.

3. Cá mặt thỏ

Cá mặt thỏ hay còn gọi là cá nóc mặt thỏ là loài cá này rất hung tợn, có bộ răng nanh sắc khỏe. Chúng có gương mặt và ánh mắt nửa giống thỏ nửa giống cá nóc nên được gọi là cá nóc đầu thỏ mặt tròn.

ca bong van may

Chúng nhiều chất độc hỗn hợp dễ gây ngộ độc nặng cho người ăn. Theo nghiên cứu của Viện Hải dương học Nha Trang, trong tổng số 17 loài cá nóc đặc trưng ở vùng biển Việt Nam, có 8 loài "sở hữu" chất độc. Trong đó có 5 loài chứa độc tính cao gây nguy hiểm cho tính mạng con người gồm cá nóc răng mỏ chim, cá nóc đầu thỏ chấm tròn, cá nóc tro, cá nóc vằn vện, cá nóc răn rùa. 3 loài cá nóc còn lại gồm cá nóc vàng, cá nóc chuột vân bụng và cá nóc chuột Mappa cũng có khả năng gây ngộ độc cho con người.

Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Hải sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam thì kết quả phân tích độc tính các bộ phận (thịt, da, gan, ruột, mật, trứng, tinh sào) của cá nóc đầu thỏ chấm tròn có độc tính khác nhau giữa các bộ phận. Độc tố thường tập trung nhiều ở trứng và gan. Thịt và da thường ít độc hơn.

Vì cùng thuộc họ cá nóc nên độc tố của cá mặt thỏ được xác định là chất Tetrodotoxin. Đây là chất độc cực mạnh, chỉ một lượng cực nhỏ cũng đủ lấy đi sinh mạng của một người khỏe mạnh như đã nêu trên.

Bạch Dương (tổng hợp)

 

comment Bình luận

largeer