Những loại rau quả người bệnh gout không nên ăn nhiều

Nhiều bệnh nhân gout vẫn còn nhiều hiểu lầm trong chế độ ăn uống, họ cho rằng rau củ quả là thực phẩm có tính kiềm, ăn nhiều có lợi cho việc đào thải axit uric ra ngoài. Tuy nhiên, thực tế chỉ có một số loại rau củ tốt cho bệnh gout và người bệnh cần chú ý những loại trái cây, rau không nên ăn.
17/08/2022 20:26

Quả hồng

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Mặc dù quả hồng chứa ít purin nhưng trong quả hồng lại rất giàu đường fructose - loại carbohydrate duy nhất có thể làm tăng acid uric trong máu.

Đường fructose trong quả hồng sẽ làm tăng nồng độ acid uric trong máu do đẩy nhanh quá trình thoái hóa nucleotide purin, do đó, bệnh nhân gút không nên ăn loại quả này quá nhiều.

Măng tây

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Măng tây có giá trị dinh dưỡng cao, ăn măng tây đúng cách có thể giúp cơ thể nâng cao khả năng miễn dịch, tuy nhiên đối với bệnh nhân gút thì hàm lượng purin trong măng tây tương đối cao. 

Cứ 100gr măng tây chứa khoảng 150 mg purin. Hàm lượng axit oxalic không hòa tan trong măng tây tươi tương đối cao, ăn thường xuyên sẽ làm tăng khả năng bị bệnh gút, vì vậy người bệnh gút nên tránh ăn nhiều măng tây.

Rau mồng tơi

Hàm lượng purin trong rau mồng tơi không cao, nhất là rau mồng tơi chần qua nước nóng thì hàm lượng purin sẽ giảm đi. Tuy nhiên, người bệnh gút nên ăn vừa phải, nếu là bệnh nhân đã hình thành hạt tophi thì tốt nhất là không nên.

Trong rau mồng tơi có chứa axit oxalic nên khi gặp các sản phẩm từ đậu nành sẽ dễ dàng kết hợp tạo thành kết tủa canxi oxalat, đồng nghĩa với việc có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh diễn biến nặng hơn. 

Vì vậy, việc ăn được rau này hay không cần phải xét theo diễn biến bệnh, đồng thời nên ăn rau mồng tơi sau khi chần là tốt nhất.

Nấm

Các thành phần giống nấm, chẳng hạn như nấm đông cô, nấm hương, .. rất được nhiều người ưa chuộng, nhưng lượng purin chứa trong nấm đông cô cũng lớn.

Cứ 100 gam nấm đông cô chứa khoảng 214,5 mg nhân purin, vì sức khỏe của chính mình tốt hơn hết bạn nên ăn càng ít nấm càng tốt.

Nhìn chung, người bệnh gút khi lựa chọn rau củ quả, một mặt nên chọn loại tươi, mặt khác nên lựa chọn theo mức độ bệnh của mình, nhất là những người bị tổn thương chức năng thận, tăng kali máu càng về sau. Không chỉ chú ý đến hàm lượng purin trong thức ăn mà còn phải chú ý đến hàm lượng kali trong thức ăn, để không tiêu thụ quá nhiều kali sẽ làm bệnh nặng thêm.

Theo Aboluowang

comment Bình luận

largeer