Những thay đổi cơ thể ở người cao tuổi

Khi tuổi đã cao, cơ thể người cao tuổi có những sự thay đổi so với tuổi trưởng thành khi sức khỏe vẫn còn sung mãn. Ảnh hưởng đến chế độ dinh dưỡng và sức khỏe của người cao tuổi. Việc nhận biết thay đổi sinh lý của tuổi già là một phần quan trọng trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
08/01/2021 17:23

Những thay đổi này đôi lúc rất dễ nhận thấy. Tuy nhiên, có rất nhiều biến đổi âm thầm trong cơ thể mà mắt thường không thể nhận ra được. Những biến đổi này là kết quả của sự tương tác giữa môi trường sống, bệnh tật, di truyền, stress và rất nhiều yếu tố khác.

Thay đổi về hình thái: Chiều cao trung bình giảm 0,5 - 2cm/ năm so với tuổi trưởng thành, giảm 3 - 5cm nếu bị xẹp đĩa đệm cột sống, xẹp cột sống. Nếu giảm trên 6cm chiều cao thì có thể nguyên nhân do loãng xương.

Thay đôi về thành phần cơ thể: Giảm tỷ lệ nước trong cơ thể, cụ thể ở tuổi 25 khoảng 65% cơ thể là nước, ở tuổi 75 khoảng 53% cơ thể là nước. Khối mỡ ở tuổi 25 tỷ lệ là 15%, ở tuổi 50 tỷ lệ mỡ là 25%. Khối cơ giảm nhiều, đặc biệt ở người không tập luyện thể dục. Tỷ trọng gan giảm 18%, thận giảm 8,9% và phổi giảm 19,8%.

Thay đổi cấu trúc và chức năng các cơ quan: Giảm cảm giác thèm ăn, răng rụng,... làm giảm sức nhai thức ăn, giảm tiết nước bọt, dẫn tới chậm tiêu hóa thức ăn. Rối loạn dung nạp đường, tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.

Dạ dày bị co nhỏ, giảm sức co bóp, giảm bài tiết dịch vị, dẫn tới giảm khả năng tiêu hóa, hấp thu các dưỡng chất như canxi, vitamin B12,... Giảm nhu động ruột, dễ gây đầy hơi, khó tiêu, táo bón,...

Thoái hóa xương khớp, loãng xương, tăng nguy cơ té ngã. Suy giảm chức năng gan, mật. Giảm chức năng hô hấp do sự thay đổi của phổi và lồng ngực.

Xơ hóa cấu trúc tim, mạch máu, gây dày, giãn thành tim, thoái hóa van tim, xơ cứng các động mạch,... làm giảm cung lượng tim và tăng áp lực động mạch,... dẫn tới rối loạn nhịp tim, bệnh van tim, tăng huyết áp, suy tim,...

quyen loi nct

Giảm độ lọc cầu thận, tăng nguy cơ suy thận, xơ hóa thận, phì đại tuyến tiền liệt gây bí tiểu, nhiễm trùng,...

Suy giảm chức năng miễn dịch của cơ thể, ít đáp ứng kháng thể khi chích ngừa vắc-xin, dễ bị nhiễm khuẩn.

Thoái hóa hệ thần kinh dẫn tới suy giảm trí nhớ. Có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn người trẻ.

Thay đổi chức năng chuyển hóa

Chuyển hóa năng lượng: Nhu cầu năng lượng giảm khoảng 30% so với người trẻ vì giảm khối cơ bắp và ít hoạt động hơn.

Chất đạm: Khả năng tiêu hóa, hấp thu chất đạm kém, giảm khả năng tổng hợp albumin của gan nên người cao tuổi thường bị thiếu chất đạm. Ngược lại, trong trường hợp ăn quá nhiều thịt thì quá trình phân hủy thịt sẽ xảy ra ở đại tràng, lên men, tạo ra các chất độc gây hại cho cơ thể.

Chất đường bột: Người cao tuổi giảm sức chịu đựng với đồ ngọt, có nguy cơ cao bị đái tháo đường do tuyến tụy giảm sản xuất insulin và có thể đề kháng insulin.

Chất béo: Giảm hoạt động của men lipase - loại enzyme có chức năng phân hủy chất béo - nên người cao tuổi có nguy cơ cao tăng mỡ máu.

Nước: Giảm nhạy cảm với cảm giác khát nước nên người cao tuổi có nguy cơ bị thiếu nước.

Vitamin: Người cao tuổi thường ít ra nắng nên giảm khả năng tổng hợp vitamin D3 (được da tổng hợp khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời) so với người trẻ.

Những thay đổi sinh lý do tuổi đôi khi được coi là không thể tránh khỏi và không thể thay đổi. Những thay đổi sinh lý do tuổi đôi khi được coi là không thể tránh khỏi và không thể thay đổi. Những thay đổi theo tuổi rất đa dạng, khác nhau giữa các cá thể và các cơ quan bộ phận trong cùng một các thể.

Nguyễn Thương

comment Bình luận

largeer