Những thói quen xấu khi ăn cơm vô tình gây hại lớn cho sức khỏe
Thành phần dinh dưỡng của cơm
Cơm là thực phẩm được nấu từ gạo với một lượng nước nhất định. Thông thường, khi nhắc đến cơm, chúng ta đề nghĩ ngay đến loại thực phẩm cung cấp tinh bột cho cơ thể con người được đông đảo người dân trên thế giới sử dụng.
Theo các nhà nghiên cứu, ngoài tinh bộ, trong cơm còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh. Cụ thể:
Chất tinh bột chứa trong hạt gạo dưới hình thức carbohydrate (carb) và trong con người dưới dạng glucogen, gồm loại carb đơn giản như chất đường glucose, fructuose, lactose và sucrose; và loại carb hỗn tạp là một chuỗi phân tử glucose nối kết nhau chứa nhiều chất sợi, đây là chất dinh dưỡng cần thiết cho mọi hoạt động của con người.
Protein: protein cung cấp các phân tử amino acid để thành lập mô bì, tạo ra enzym, kích thích tố và chất kháng sinh.
Hình minh họa.
Thiamin là vitamin B1 giúp tiêu hóa chất đường glucose để cho năng lượng, vì thế hỗ trợ cho các tế bào thần kinh, hoạt động của tim và khẩu vị. Vitamin B1 không thể dự trữ trong cơ thể nên phải cung cấp hàng ngày.
Vitamin: Trong gạo có chứa vitamin B-1, vitamin B-2, niacin, vitamin E, ít chất sắt và kẽm và nhiều chất khoáng Mg, P, K, Ca. Vitamin E là một loại sinh tố tan trong mỡ, giúp cho vitamin A và các chất béo chống oxyd hóa trong tế bào và bảo vệ hủy hoại của bì mô của cơ thể.
Riboflavin: Gạo chứa ít chất riboflavin hay vitamin B2, rất cần thiết cho sản xuất năng lượng và nuôi dưỡng bì mô của mắt và da.
Niacin: Là yếu tố cần thiết để phân tách chất glucose cho năng lượng và cho da và hoạt động bình thường của hệ thần kinh. Gạo trắng chứa 1,8 mg Niacin/100 gram.
Ngoài ra, gạo còn cung cấp những chất khoáng cần thiết cho cơ thể như sắt, canxi...
Chính vì nhiều chất dinh dưỡng nên cơm là thực phẩm được nhiều người trên thế giới sử dụng. Tuy nhiên, các thói quen không tốt khi ăn cơm khiến chúng ta không hấp thu đầy đủ được các dưỡng chất vốn có của nó, thậm chí còn gây hại cho sức khỏe.
Dưới đây là một số thói quen không tốt khi ăn cơm:
Ăn nhiều cơm
Trả lời trên báo chí, TS. BS. Đỗ Thị Phương Hà, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, người Việt thường có thói quen ăn nhiều cơm mà không hề biết rằng trong cơm chứa nhiều đường. Nếu ăn nhiều cơm sẽ khiến lượng đường trong máu cao và kéo dài là nguyên nhân chủ yếu gây nên những biến chứng nguy hiểm như: tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho người mắc ĐTĐ… Do đó, ở những người mắc bệnh này được khuyến cáo không nên ăn nhiều cơm
Ăn cơm trắng
Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh (Viện Dinh Dưỡng) và TS Trần Thị Cúc Hòa (Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long) trả lời trên báo chí: phương pháp vo gạo, nấu cơm truyền thống đã làm mất đi một lượng đáng kể sắt và kẽm trong cơm. Do thói quen chà xát gạo ít nhất 2 lần trước khi nấu nên các vitamin và khoáng chất cũng theo nước vo gạo mà bị đổ đi. Vì vậy, trước khi nấu cơm, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng chúng ta nên rửa gạo, đổ gạo và nước vào xoong, chậu, rồi khoắng lên thay vì chà xát chúng. Điều này vừa loại bỏ hết tạp chất bẩn như trấu, sạn, cám mốc vừa không làm mất đi quá nhiều các chất dinh dưỡng cần thiết có trong gạo. Do vậy chúng ta nên chọn các loại gạo không xay sát quá kỹ cho bữa ăn hàng ngày.
Ăn cơm chan canh
Hình minh họa.
Nhiều người có thói quen không ăn cơm khô mà cần phải chan canh để dễ nuốt hơn. Tuy nhiên, đây là thói quen không tốt.
Thậm chí, uống nước lọc hoặc nước ngọt khi đang ăn cơm cũng không được khuyến khích bởi khi ăn cơm dù uống bất kỳ loại nước nào cũng đều làm cho quy trình tiêu hóa bị ảnh hưởng vì nó làm tăng kích thích của dạ dày. Khi có quá nhiều chất lỏng và thức ăn trong dạ dày sẽ khiến cho quá trình tiêu hóa chậm lại.
Việc ăn cơm chan canh, khiến cho thức ăn được nuốt nhanh hơn sẽ không được hấp thụ nước bọt đã tiêu hóa xuống dạ dày từ đó làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
Khi thức ăn chưa được nghiền nát đang ở dạng cứng trước khi vào dạ dày dẫn tới tổn thương niêm mạc dạ dày, dạ dày phải làm việc nhiều hơn, dễ đau hơn lâu dài sinh ra bệnh đau dạ dày có nguy cơ dẫn đến ung thư dạ dày.
Ăn thức ăn trước, ăn cơm sau
Đây là thói quen khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Trẻ ăn thức ăn trước sau đó mới ăn cơm dễ dẫn đến tình trạng chán cơm, thiếu tinh bột gây suy dinh dưỡng. Nguy hiểm hơn đó là khi ăn thức ăn trước chất đạm trong thức ăn sẽ chuyển ngay thành axit uric bám vào các khớp xương và hình thành nên bệnh Gout về lâu dài.
Ăn cơm nguội
Trả lời trên báo chí, PGS Nguyễn Duy Thịnh phân tích trong gạo có thể có Bacillus cereus, một vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm. Bào tử này sẽ chết ở nhiệt độ cao. Tuy nhiên, nếu bạn bảo quản cơm nguội ở nhiệt độ phòng bình thường sẽ tạo điều kiện cho bào tử và các vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Khi nhiễm khuẩn, cơm nguội có thể gây rối loạn tiêu hóa; nặng thì ngộ độc cấp, nhẹ thì rối loạn tiêu hóa.
Thùy Dương (tổng hợp)
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Reborn Lift – Phương pháp trẻ hóa đa điểm giúp căn chỉnh gương mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng
Phương pháp Reborn Lift được nhiều chị em lựa chọn vì mang đến giải pháp trẻ hóa toàn diện, giúp điều chỉnh các đường nét khuôn mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng, tạo nên vẻ đẹp hài hòa và tự nhiên. Sử dụng công nghệ nâng cơ đa điểm tiên tiến, Reborn Lift không chỉ giúp làn da trở nên săn chắc mà còn hỗ trợ định hình cấu trúc khuôn mặt, duy trì sự cân đối và nét tươi trẻ lâu dài.November 23 at 6:06 pm -
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm