Những vị thuốc từ gừng và ứng dụng trong y học cổ truyền

Trong đời sống hằng ngày, người ta sử dụng gừng như một gia vị. Không những vậy, nó còn là một vị thuốc đa năng dùng trong y học cổ truyền. Vậy nó được dùng như thế nào?
22/12/2021 15:39

Theo các chuyên gia Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn, gừng khô hay còn gọi là can khương, có vị cay, tính ôn; khi dùng đi vào các kinh tâm, tỳ, phế và vị. Chúng có tác dụng ôn trung tán hàn, hồi dương thông mạch. Can khương còn dùng cho các trường hợp đau vùng ngực bụng do lạnh; nôn ói, tiêu chảy; tay chân lạnh, trụy mạch, ngoài ra còn làm thuốc giải độc nam tinh và bán hạ. Liều dùng, cách dùng: 3 - 10g; sắc, nấu, hầm, tán bột.

+ Bài thuốc ôn trung hồi dương gồm các vị can khương 16g, phụ tử chế 12g, chích thảo 4g. Tất cả sắc uống, được dùng cho người có tỳ vị dương hư, tứ chi lạnh ngắt, mạch yếu.

Dưới đây là những bài thuốc về gừng trong y học cổ truyền của Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn và DS. Nguyễn Thị La của Thầy thuốc Việt Nam.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Bài thuốc ấm tỳ cầm tả

Bao gồm các vị can khương, cao lương khương liều lượng bằng nhau. Tất cả nghiền thành bột mịn và bào chế thành viên hoàn. Với kinh nghiệm của các giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền khi sử dụng chỉ nên uống 4 - 8g, uống với nước ấm. Dùng trị đau ngực và đau bụng do lạnh kèm tiêu chảy.

Bài thuốc ấm vị cầm nôn

Bài 1: gồm các vị thuốc sau: bán hạ 12g, can khương 8g. Tất cả nghiền nhỏ thành bột. Mỗi lần uống 4 - 8g, uống với nước ấm. Trị chứng uống lạnh nôn mửa.

Bài 2: gồm các vị thuốc sau: can khương, nhân sâm, bán hạ bằng lượng. Tất cả nghiền thành bột, dùng nước gừng làm hoàn. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 8 - 12g. Dùng trị nôn mửa do hư hàn.

Bài thuốc ấm kinh cầm máu

Bài 1: gồm các vị sau: can khương thiêu tồn tính, nghiền mịn thành bột. Mỗi lần dùng 2 - 4g, uống bằng nước ấm. Dùng cho chứng hư hàn mà thổ huyết, đái ra máu, băng huyết.

Bài 2: gồm các vị sau: can khương 8g, tông bì 12g, ô mai 12g. Tất cả đem đốt thành tro, nghiền mịn. đem uống với nước. Dùng trị phụ nữ băng huyết.

+ Bài thuốc ấm phổi, dịu ho gồm các vị sau: phục linh 12g, cam thảo 4g, ngũ vị tử 4g, can khương 4g, tế tân 2g. Tất cả ắc uống. Dùng khi khí lạnh phạm vào phổi gây ho hen.

Sinh khương – Vị thuốc từ gừng tươi

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trong y học cổ truyền, gừng tươi được gọi là sinh khương, là một trong những vị thuốc tân ôn giải biểu, có vị cay, nóng, mùi thơm, tính ấm. 

Công dụng: Sinh khương quy vào kinh phế, vị, tỳ, có tác dụng phát tán phong hàn, chữa cảm mạo phong hàn, ngạt mũi, ho có đờm, nôn mửa, làm ấm dạ dày trong các trường hợp bụng đầy chướng, ăn không tiêu, khí huyết ngưng trệ, chân tay lạnh. Ngoài ra dùng làm thuốc kích thích tiêu hóa, tăng bài tiết, sát trùng, hành thủy, giải độc ngứa do bán hạ, cua cá, chim thú độc. 

Cách dùng: Ngày dùng 4-8 g dưới dạng thuốc sắc uống. Ngoài ra còn dùng làm thuốc xoa bóp và đắp ngoài chữa sưng phù và vết thương.

Can khương – Vị thuốc từ gừng khô

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Gừng khô hay còn được gọi là can khương, có vị cay, mùi thơm hắc, tính nóng, quy vào kinh tâm, phế, tỳ, vị, trong đông y là một vị thuốc ôn trung (chữa bệnh về dạ dày) và hồi dương.

Công dụng, liều dùng: Ôn trung khử hàn, hồi dương thông mạch. Đồng thời có tác dụng cầm máu, chỉ ho. Can khương chữa đau bụng lạnh, đầy trướng không tiêu, tả, chân tay giá lạnh, mạch nhỏ, đàm ẩm, ho suyễn và thấp khớp.

Ngày dùng 4 – 20g dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác.

Bào khương- Vị thuốc từ gừng khô đã chế biến

Củ gừng đồ cho chín rồi để trong mát cho đến khô, sao lửa to cho xém đen gọi là can bào khương. Bào khương có vị cay, đắng, tính đại nhiệt, quy vào 6 kinh tâm, phế, vị, đại tràng, thận.

Công dụng, liều dùng: Làm ấm Tỳ và Vị, trừ hàn. Phòng dương suy, làm ấm phế và trừ đàm thấp.

Ngày dùng 3-10 g.

Vị thuốc thán khương

Chế biến vị thuốc từ gừng này chế biến bằng cách thái lát dày gừng khô, sao cháy đen tồn tính.Thán khương có vị cay, mùi thơm hắc, tính ấm.

Công dụng, liều dùng: Ôn trung, trục hàn, hồi dương, thông mạch. Thán khương chữa đau bụng lạnh, máu hàn, tay chân lạnh, nhức mỏi, tê bại, băng huyết.

Liều dùng: ngày dùng 4-8 g dưới dạng thuốc sắc.

Thu Trang (Tổng hợp)

comment Bình luận

largeer