Nội soi dạ dày có đau không?

Nội soi dạ dày là một thủ thuật trong y tế để kiểm tra, xem xét bên trong thực quản, dạ dày, đầu ruột non,..nhằm hỗ trợ quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh. Khi thực hiện thủ thuật thì bác sĩ sẽ dùng ống nội soi mềm, dài có gắn camera và đèn chiếu sáng ở đầu. Vì thế, nhiều người lo sợ rằng việc nội soi sẽ gây đau. Vậy nội soi dạ dày có đau không?
03/11/2020 11:09

Tại sao cần thực hiện nội soi dạ dày?

noi-soi-da-day-tai-ha-noi

Nội soi dạ dày để tìm ra nguyên nhân bệnh được chính xác hơn - ảnh mạng

Khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng như chảy máu bất thường, khó nuốt, đau bụng,…thì đến bệnh viện khám bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện việc nội soi dạ dày để tìm ra nguyên nhân bệnh. Hoặc nếu bạn bị barrett thực quản thì bạn cần tiến hành việc nội soi thường xuyên để xem có sự thay đổi nào bất thường đối với các tế bào bên trong lớp lót thực quản hay không. Ngoài ra, nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị ung thư thì cũng sẽ tiến hành nội soi để lấy mẫu sinh thiết ở những khu vực bất thường, sau đó đem đi phân tích, kiểm tra xem là u lành tính hay u ác tính.

Nội soi dạ dày có đau không?

noi-soi-tieu-hoa-1-scaled

Nội soi dạ dày không đau nhưng tạo cảm giác buồn nôn, khó chịu - ảnh mạng

Với những người chưa từng trải qua thủ thuật này thì thường sẽ cảm thấy lo lắng, không biết việc nội soi có đau hay không?

Trên thực tế, việc nội soi dạ dày không gây cảm giác đau nhưng lại khiến bệnh nhân cảm thấy buồn nôn, thậm chí là nôn ra ngoài.

Hầu hết những ca nội soi dạ dày đều được tiến hành trong khoảng 15 phút. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn ở lại bệnh viện trong vài giờ để làm những thủ tục liên quan cũng như theo dõi xem có bất thường gì không. Nếu không thì sau đó bạn có thể về nhà.

Việc thực hiện nội soi thường sẽ diễn ra trong lúc bệnh nhân tỉnh táo, thế nhưng nếu cần thiết thì bác sĩ cũng sẽ có người bệnh dùng thuốc để ngủ trong khi tiến hành thủ thuật.

Nếu như nội soi trong lúc tỉnh táo thì bác sĩ sẽ phải xịt thuốc gây tê cục bộ vào phía sau cổ họng của người bệnh, điều này có thể làm bệnh nhân bị ho, chảy nước mắt và cảm thấy đắng phần cổ họng. Sau đó, người bệnh sẽ nằm nghiêng sang bên trái để bác sĩ đưa ống nội soi vào miệng, đi xuống cổ họng để đến phần thực quản.

Nếu cần nội soi trong lúc ngủ thì người bệnh sẽ nằm trên một mặt phẳng, sau đó bác sĩ tiêm thuốc an thần vào thống thông nhỏ được đặt ở tĩnh mạch, đến khi thuốc phát huy tác dụng làm người bệnh thiếp đi thì bác sĩ sẽ cung cấp oxy qua một ống nhựa nhỏ đặt ở mũi. Đồng thời, trong lúc này bác sĩ vừa kiểm tra nhịp tim, nồng độ oxy của người bệnh vừa đưa ống nội soi qua cổ họng, xuống phần dạ dày của người bệnh để kiểm tra.

Nên làm gì trước khi tiến hành làm nội soi dạ dày?

Trước khi tiến hành nội soi dạ dày các bác sĩ sẽ thưởng chỉ định bạn đi làm kiểm tra nồng độ máu và mức độ đông máu. Nếu như trước đó bạn có dùng những loại thuốc làm loãng máu thì hãy nhớ nói với bác sĩ, vì bác sĩ có thể yêu cầu bạn dừng việc sử dụng trong một thời gian trước khi tiến hành làm thủ thuật nội soi.

Trước khi làm nội soi thì bạn nên ngừng ăn trong vòng 6 giờ. Tuy nhiên thì bạn có thể uống một ít nước lọc trước khi làm nội soi khoảng 2 tiếng. Nếu bạn không thể nhịn ăn trong vòng 6 tiếng hay vì lý do sức khỏe nào khác thì bạn có thể thông báo với bác sĩ để điều chỉnh lượng ăn cho phù hợp.

Hiện nay, thủ thuật làm nội soi dạ dày đã có ở rất nhiều phòng khám, cơ sở y tế. Tuy nhiên để đảm bảo bạn nên lựa chọn những cơ sở y tín để thực hiện, tránh những

Minh Diệu

comment Bình luận

largeer