Ô nhiễm môi trường và những ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng

PGS.TS.BS. Nguyễn Huy Nga - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và Phát triển môi trường sức khỏe (CHERAD) cho biết, theo đánh giá của WHO, hiện nay, mỗi phút có 13 người chết do ô nhiễm không khí. Từ 2030 - 2050, biến đổi khí hậu sẽ gây ra thêm khoảng 250 000 người chết.
10/11/2021 15:28

Tại Hội thảo “Nhiệt điện than với vấn đề sức khỏe môi trường” do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Môi trường Sức khỏe (CHERAD) phối hợp cùng với Hội giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam (VACHE) tổ chức, PGS.TS.BS. Nguyễn Huy Nga đã nêu lên vấn đề nổi cộm về "Ô nhiễm môi trường và những ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng", cùng với đó đưa ra kế hoạch ứng phó và các giải pháp giảm thiểu biến đổi khí hậu.

Trước hết, người dân cần nắm được ô nhiễm môi trường chính là hiện tượng môi trường tự nhiên bị ô nhiễm, đồng thời các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới sức khỏe con người và các sinh vật khác.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Phân loại ô nhiễm

Ô nhiễm không khí: Khi thành phần của không khí bị thay đổi sẽ dẫn đến ô nhiễm không khí. Cụ thể, nó là kết quả của quá trình thải các chất độc hại vào không khí với một tốc độ vượt quá khả năng chuyển đổi, hoà tan, lắng đọng các chất đó của các quá trình tự nhiên trong khí quyển.

Ô nhiễm đất: Các chất ô nhiễm gây ra ô nhiễm làm giảm chất lượng của đất, ảnh hưởng đến các sinh vật trong đất.

Ô nhiễm nước: Hóa chất hoặc vi sinh vật làm ô nhiễm suối sông, hồ, đại dương, tầng chứa nước hoặc các vùng nước khác, làm suy giảm chất lượng nước và gây độc hại cho con người hoặc môi trường.

Tác động của ô nhiễm môi trường đối với sức khoẻ

Ước tính vào năm 2015, trên toàn thế giới, ô nhiễm môi trường gây ra: 9 triệu ca tử vong sớm bằng 16% số tử vong toàn thế giới; 92% các ca tử vong xảy ra ở các nước thu nhập thấp và trung bình; Tổng chi phí do ô nhiễm môi trường là 4,6 nghìn tỷ USD, tương đương 6,2% GDP toàn cầu.

Biến đổi khí hậu (BĐKH)

Trong 50 năm qua, các hoạt động của con người đã thải carbon dioxide và các khí nhà kính khác làm tăng thêm nhiệt trong khí quyển và ảnh hưởng đến khí hậu toàn cầu.

Trong 100 năm qua, thế giới đã nóng lên khoảng 0.75 C. Mức tăng dự kiến sẽ đạt 1.5 độ C trong giai đoạn 2030 - 2050.

Mực nước biển đang tăng lên, lượng nước mưa đang thay đổi. Các sự kiện thời tiết cực đoan đang trở nên mạnh hơn và thường xuyên.

Biến đổi khí hậu tại Việt Nam

Việt Nam là nước dễ bị tổn thương trước tác động của BĐKH.

- Giai đoạn 1997-2016, Việt Nam đứng thứ 5 về Chỉ số rủi ro khí hậu toàn cầu năm 2018 và thứ 8 về Chỉ số rủi ro khí hậu dài hạn (CRI).

- 1961-1990, chỉ có một số ít vùng tại Việt Nam trải qua hơn 30 ngày mỗi năm trên 35°C. 2021-2040, hiện tượng này ngày càng trở nên phổ biến trên khắp đất nước Việt Nam.

- Trong vòng 10 năm mực nước biển dâng khoảng 20 cm.

Thiên tai và thay đổi lượng mưa

- Số lượng thiên tai tăng gấp ba kể từ năm 1960. 

- Mỗi năm, hơn 60,000 trường hợp tử vong.

- Mực nước biển dâng và thiên tai sẽ phá hủy nhà cửa, cơ sở y tế và các dịch vụ thiết yếu khác, gây ô nhiễm nguồn cung cấp nước ngọt, tăng nguy cơ bệnh truyền nhiễm, tai nạn thương tích.

- Theo dự báo hơn một nửa dân số cách bờ biển 60 km phải di dân, ảnh hưởng sức khỏe, rối loạn tâm thần và các bệnh truyền nhiễm.

- Giảm sản lượng các loại lương thực trong nhiều khu vực nghèo nhất - 50% vào năm 2020 ở một số nước châu Phi.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Mô hình bệnh tật

- Gia tăng các bệnh lây truyền

- Kéo dài mùa truyền bệnh do sinh vật quan trọng và thay đổi phạm vi hoạt động của chúng. 

- Biến đổi khí hậu có thể khiến thêm 2 tỷ người mắc bệnh số xuất huyết vào năm 2080.

Đo lường ảnh hưởng tới sức khoẻ

Theo đánh giá của WHO: Hiện nay, mỗi phút có 13 người chết do ô nhiễm không khí.

2030 - 2050, biến đổi khí hậu sẽ gây ra thêm khoảng 250 000 người chết: 38 000 người cao tuổi chết vì nhiệt độ cực đoan; 48 000 do tiêu chảy; 60 000 do sốt rét; 95 000 do suy dinh dưỡng ở trẻ em.

Ai có nguy cơ?

Tất cả dân sẽ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, nhưng một số người sẽ dễ tổn thương hơn một số người khác, trong đó: Người dân sống ở các đảo quốc và các vùng ven biển khác; Trẻ em và người cao tuổi - đặc biệt sống ở các nước nghèo; Những khu vực có cơ sở hạ tầng y tế yếu kém, ít có khả năng thích nghi nhất nếu không có sự chuẩn bị và đáp ứng.

Tác động đến Việt Nam

BĐKH tác động tới tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, đời sống, y tế và sức khỏe cộng đồng.

- Năm 2018, tỷ lệ tử vong do các hiện tượng thời tiết | cực đoan ở Việt Nam năm 2016 là 161, đứng thứ 11 trên thế giới.

- Giá trị thiệt hại lên tới 4.037.704 triệu USD đứng thứ 5.

- Thiệt hại bình quân GDP theo % là 0,6782, đứng thứ 10 trên thế giới.

Dự báo tác động của biến đổi khí hậu đến Việt Nam

Khi mực nước biển dâng lên 100 cm

- Diện tích đất bị mất sẽ lên tới 40.000 km2, chiếm 12,1% tổng diện tích, 17,1 triệu người sẽ mất đi nơi sinh sống 23,1% dân số tại thời điểm báo cáo.

- Trên 10% diện tích vùng đồng bằng sông Hồng và tỉnh Quảng Ninh, trên 2,5% diện tích ven biển miền Trung và trên 20, diện tích Thành phố Hồ Chí Minh có nguy cơ bị ngập.

- Đồng bằng sông Cửu Long sẽ có khoảng 39% diện tích bị ngập, ảnh, hưởng tiêu cực tới gần 35% dân số, nguy cơ mất đi 40,5%, tổng sản lượng lúa của cả vùng,đe dọa an ninh lương thực, không chỉ với Việt Nam mà cả với cộng đồng quốc tế.

Kế hoạch ứng phó BĐKH của ngành y tế 

- Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách của ngành y tế trong công tác ứng phó với BĐKH.

- Truyền thông, giáo dục và đào tạo nâng cao năng lực

- Xây dựng, nhân rộng các mô hình ứng phó với BĐKH và các hiện tượng thời tiết cực đoan: Đảm bảo nước sạch và vệ sinh ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn; Ứng phó với phòng chống thiên tai, thảm hoạ; Giám sát dịch, bệnh liên quan BĐKH:

- Tăng cường nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH tới ngành y tế và năng lực ứng phó. Nghiên cứu bằng chứng về tác động của BĐKH tới sức khỏe; Các mô hình thu dung, điều trị bệnh nhân trong trường hợp gia tăng dịch, bệnh liên quan đến BĐKH; Các giải pháp quản lý, kiểm soát dịch, bệnh trong điều kiện BĐKH, nhất là sau thiên tai, lũ lụt, hạn hán; Các giải pháp công nghệ xanh, sử dụng năng lượng sạch trong các cơ sở y tế.

- Hợp tác quốc tế và xã hội hóa các hoạt động ứng phó BĐKH.

Các giải pháp giảm thiểu biến đổi khí hậu

Năng lượng sạch: Thay thế các nhà máy nhiệt điện, đốt sinh khối, phương tiện giao thông kiểu cũ bằng điện gió, điện mặt trời, phương tiện giao thông điện sẽ giúp giảm phát thải CO2 và các loại khí nhà kính.

Phát triển đô thị thông minh Phát triển các hệ thống giao thông, quản lý chất thải, nhà ở sẽ giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Sử dụng tài nguyên đất, nước bền vững: Bảo vệ rừng và nông nghiệp bền vững sẽ giúp giảm thiểu phát thải và tăng hấp thu CO2.

-Chu trình công nghiệp tuần hoàn: Tái chế các nguyên liệu đã qua sử dụng trong công nghiệp như kim loại nhựa giúp tiết kiệm năng lượng và tài nguyên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Kiến nghị hoạt động của Hội trong thời gian tới

Các hoạt động về sức khoẻ môi trường trong những năm tới:

- Phối hợp Bộ y tế và Bộ tài nguyên môi trường để xây dựng dự án, chương trình về sức khoẻ môi trường, đặc biệt là phòng chống ô nhiễm không khí và giảm thiểu ảnh hưởng biến đổi khí hậu.

- Mở các lớp đào tạo cho thành viên của hội về sức khoẻ môi trường và các hoạt động bảo vệ môi trường nhằm nâng cao sức khoẻ cộng đồng.

- Xây dựng các chương trình truyền thông về sức khoẻ môi trường và biến đổi khí hậu.

- Tham gia tích cực các hội thảo trong nước và quốc tế về sức khỏe môi trường và biến đổi khí hậu.

- Tham gia phản biện các chính sách về sức khoẻ môi trường và biến đổi khí hậu.

Thu Trang 

comment Bình luận

largeer